Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Ôn thi tuyển sinh lớp 10 THPT: Môn toán: “Nằm lòng” kiến thức, kỹ năng

Tạp Chí Giáo Dục

Đ thi tuyn sinh lp 10 môn toán năm 2020 ti TP.HCM  s có 8 câu, mc đ kiến thc đưc phân hóa t nhn biết đến vn dng cao; trong đó 5,5 đim là kiến thc chung. Đ làm bài đt kết qu cao, khi ôn tp, hc sinh cn nm vng kiến thc trng tâm trong sut chương trình toán bc THCS và lưu ý các k năng gii tng dng toán.

Hc sinh Trưng THCS Lê Quý Đôn (Q.3) trong mt tiết hc môn toán. Ảnh: Y.Hoa

Nm vng kiến thc nn bc THCS

Theo ThS. Nguyễn Hoàng Minh Tâm (Tổ trưởng Tổ toán Trường THCS Lê Quý Đôn, Q.3), cấu trúc đề thi môn toán năm 2020 sẽ không thay đổi, vẫn giữ  ổn định như mọi năm. Đề gồm 8 câu, trong đó câu 1 và câu  2 là dạng toán thuần túy về hàm số, đồ thị hàm số, phương trình, hệ thức Vi-ét; câu 3, 4, 5, 6 và 7 là những bài toán thực tế, có vận dụng toán học hoặc các bài có tích hợp môn lý, hóa, sinh để giải quyết các vấn đề thực tiễn; câu 8 là dạng toán hình học chứng minh với mức độ vận dụng không quá cao.

Với cấu trúc đề trên, để làm bài tốt, đạt được điểm cao trong kỳ thi, khi ôn luyện, trước tiên học sinh cần nắm thật vững kiến thức toán của 4 lớp 6, 7, 8, 9. Cụ thể, với câu 1 và câu 2, yêu cầu nắm thật vững kiến thức toán và các dạng toán thuần túy đã được giáo viên dạy rất kỹ trên lớp. Trong dạng toán thực tế, để có thể vận dụng kiến thức môn toán vào giải quyết các bài toán này một cách tốt nhất, học sinh cần đọc kỹ đề bài, chốt lại các từ khóa, đại lượng, phân tích các trạng thái và mối liên hệ giữa các đại lượng, từ đó chuyển về kiến thức môn toán để giải. Thông thường, dạng toán này được giải bằng cách lập luận dựa vào các đại lượng đã biết và các đại lượng chưa biết để đưa về phương trình, bất phương trình hoặc hệ phương trình. Riêng với các bài toán thực tế có liên quan việc áp dụng kiến thức hình học không gian, học sinh cần nắm được cách cấu tạo nên hình khối đó cùng các công thức liên quan như diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích…, hiểu và biết cách tìm các đại lượng trong công thức để hoàn thiện việc tính toán. Với dạng toán chứng minh hình học, muốn làm tốt, học sinh cần đọc kỹ đề bài, diễn đạt các yếu tố mà đề bài cho thông qua hình vẽ đúng. Để làm tốt bài hình học, ngoài việc nắm vững kiến thức hình học trong chương trình THCS, người học cần phải biết liên kết giữa các kiến thức. Ví dụ, ở lớp 7, 8 được học về tam giác, các đường trong tam giác, các định lý về tam giác bằng nhau, tam giác đồng dạng, tứ giác, các tứ giác đặc biệt… Sang lớp 9, kiến thức hình học được tiếp cận là về đường tròn, các loại góc trong đường tròn, tiếp tuyến và các tính chất… Nhưng khi áp dụng vào bài tập, thì trong đường tròn có tồn tại tam giác, tứ giác, nghĩa là những kiến thức lớp 7, 8 mà các em đã học trước đó sẽ được kết nối cùng với kiến thức lớp 9. Vì vậy, các em cần biết vận dụng các kiến thức một cách linh hoạt, chặt chẽ để giải quyết yêu cầu chứng minh của bài toán.

Trong quá trình làm bài, để tránh sai sót và mất điểm oan, các em cần phải tuân theo nguyên tắc: Đọc kỹ đề – viết đúng đề – thận trọng trong suy nghĩ trước khi cầm bút viết vào bài làm. Đồng thời, phải tập trung và cẩn thận trong từng chi tiết để tránh những lỗi sai đáng tiếc như: sai đề, sai dấu, vẽ hình sai, bấm máy sai, làm tròn sai, sai đơn vị… Đặc biệt, các em phải lưu ý kỹ đối với những bài toán có kèm đơn vị (cần đổi đúng đơn vị và làm tròn theo đúng yêu cầu bài toán). Bài thi chỉ được phép dùng một màu mực (bút xanh hoặc đen, hoặc tím). Bút chì chỉ được dùng để vẽ đường cong, đường tròn.

Ngay từ bây giờ, các em hãy chuẩn bị tâm lý ứng phó với các dạng đề bài dài, nhiều thông tin, nhiều yếu tố nhiễu để không hoang mang mà bình tĩnh giải quyết. Các cách trình bày và kỹ thuật giải có phối hợp với sử dụng máy tính đã được giáo viên giảng dạy rất kỹ, các em cần rèn luyện thường xuyên để trình bày và tính toán đúng. Cần luyện tập kỹ năng vẽ đồ thị, vẽ hình rõ, sạch và đẹp. Khi ôn luyện, các em hãy chú ý các lỗi sai và sửa sai ngay trong quá trình học. Hãy mạnh dạn hỏi giáo viên những kiến thức chưa hiểu rõ, những lỗi sai chưa hiểu nguyên nhân để tự bản thân hiểu và hoàn thiện các kỹ năng của mình.

Chú ý kiến thc trng tâm tng chương

Đó là lời khuyên của thầy Nguyễn Văn Trung (Tổ trưởng Tổ toán Trường THCS Văn Lang, Q.1) dành cho học sinh khối 9. Theo thầy Trung, về cơ bản, cấu trúc đề thi môn toán năm 2020 vẫn giữ nguyên như mọi năm. Đề sẽ phân theo các mức độ từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, với phần điểm kiến thức chung chiếm khoảng 5,5; phần kiến thức còn lại sẽ theo hướng phân loại thí sinh. Để làm được bài thi, khi ôn tập, các em cần lưu ý các kiến thức sau:

Thứ nhất, về đại số, các em phải nắm vững các công thức của từng chương một cách tổng quát nhất, nắm phương pháp và cách giải các dạng toán trọng tâm trong từng chương. Để giải được những câu ở mức độ vận dụng, các em cần chú ý liên hệ kiến thức của các chương, kiến thức các lớp dưới với nhau. Cụ thể, ở chương 1: Căn bậc hai – Căn bậc ba, học sinh cần nắm các công thức và bài tập liên quan đến biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai. Chương 2: Hàm số bậc nhất, kiến thức trọng tâm cần nắm là xác định được dạng của hàm số bậc nhất, cách vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất, cách tìm giao điểm của 2 đồ thị hàm số bậc nhất (chính là giao điểm của 2 đường thẳng), điều kiện để hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau, nắm được khái niệm hệ số góc của đường thẳng. Chương 3: Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, các em cần xác định được dạng của phương trình, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn (phương pháp thế, phương pháp cộng đại số), chú ý nhớ các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình (lớp 8), lập hệ phương trình (lớp 9). Với dạng toán này, một điểm học sinh cần ghi nhớ khi làm bài là phải ghi cụ thể cách gọi ẩn, kèm theo điều kiện và đơn vị cho ẩn đó. Phải nêu lý do và biểu diễn được mối quan hệ giữa các đại lượng đã biết và chưa biết theo ẩn đã gọi để lập ra phương trình chứ không được ghi theo đề bài ta có phương trình, hệ phương trình thì mới đạt điểm tối đa. Chương 4: Hàm số bậc hai y = a.x2 (a khác 0) và Phương trình bậc hai một ẩn, kiến thức trọng tâm là xác định được dạng của hàm số bậc hai, cách vẽ đồ thị của hàm số bậc hai (P): y = a.x2 (a khác 0), cách tìm giao điểm của đồ thị hàm số bậc nhất và bậc hai (chính là giao điểm của đường thẳng và đường cong (P)), cách giải phương trình bậc hai (khuyết b, khuyết c) và theo công thức nghiệm, cách giải phương trình quy về phương trình bậc hai. Nắm được hệ thức Vi-ét và ứng dụng như (điều kiện sử dụng hệ thức Vi-ét; phân biệt được sự khác nhau của bài toán tìm tham số để phương trình bậc hai có nghiệm và bài toán chứng minh phương trình bậc hai có nghiệm; các hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm của phương trình bậc hai…). Về hình học, kiến thức chung buộc phải “nằm lòng” là nắm vững các định nghĩa, định lý, hệ quả của từng chương một cách tổng quát nhất (gồm cả hình học không gian lớp 8 và lớp 9) cùng phương pháp và cách giải các dạng toán trọng tâm trong từng chương. Biết liên hệ kiến thức của các chương, kiến thức của các lớp dưới với nhau (như các trường hợp bằng nhau, đồng dạng của hai tam giác…), để giải được các câu ở mức độ thông hiểu, vận dụng. Trong phần hình học, để bài làm đạt kết quả cao, ngoài nắm chắc kiến thức, các em cũng phải đặc biệt chú ý vẽ hình chính xác (chỉ được vẽ đường tròn bằng bút chì, còn các yếu tố khác phải vẽ bằng bút mực), biết phân tích giả thiết kết luận để tìm những mối quan hệ mới (các em có thể vận dụng linh hoạt cách suy xuôi, suy ngược để tìm lời giải).

Đ.Yến (ghi)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)