Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thay đổi phương pháp, đón đầu chương trình mới

Tạp Chí Giáo Dục

Đ đón đu chương trình giáo dc ph thông mi s trin khai lp 1 trong năm hc 2020-2021, nhiu giáo viên tiu hc đã đi mi mnh m phương pháp  dy hc cho phù hp. Đơn c như tiết hc bài “Lp mch đin đơn gin” ca hc sinh lp 5/4 Trưng Tiu hc Nguyn Hu (Q.1, TP.HCM) do cô T Lê Nht Vy hưng dn, đưc t chc trong phòng STEM.

Cô T Lê Nht Vy hưng dn hc sinh lp 5/4 trong bài hc “Lp mch đin đơn gin” t ch phòng STEM

Trước khi bắt đầu bài học, cô Nhật Vy chia 33 học sinh trong lớp thành 6 nhóm, ngồi vòng tròn. Trên bàn mỗi nhóm có những vật liệu như giấy màu, đất nặn, kéo, quả cam, kẹp giấy, muỗng nhựa, ly thủy tinh… được bày sẵn. Tiết học bắt đầu bằng một câu chuyện tình huống “Chú ếch trong clip nghịch ngợm làm đứt sợi dây điện”. Từ câu chuyện tình huống này, học sinh tham gia vào hoạt động tìm hiểu dòng điện có thể đi qua các vật liệu nào từ những vật liệu có sẵn trên bàn để hiểu về vật cách điện, vật dẫn điện. Kế tiếp, cũng từ những vật liệu có sẵn, mỗi nhóm đưa ra các ý tưởng về mạch điện kín và hiện thực hóa các ý tưởng đó qua những sản phẩm sáng tạo của nhóm mình. Trong vai “nhà thiết kế tài ba”, từng nhóm đã thể hiện sự sáng tạo qua những sản phẩm sử dụng đèn chiếu sáng như ngôi nhà bánh kẹo, cây thông, bảng hiệu thời trang, hệ vũ trụ… Cụ thể, nhóm “Khỉ nhanh nhẹn” đưa ra ý tưởng về hệ vũ trụ, trong đó mặt trời là một bóng đèn lớn chiếu sáng toàn bộ trái đất. Để xây dựng mô hình, nhóm sử dụng đất sét, bìa các-tông, băng keo… với giá thành thực tế là 17 ngàn đồng. Câu chuyện của nhóm “Khỉ nhanh nhẹn” còn có người ngoài hành tinh xuống xâm chiếm trái đất. Điều đặc biệt là các hành tinh trong mô hình được nhóm xây dựng theo hệ mặt trời. “Bóng đèn lớn là mặt trời cung cấp ánh sáng, năng lượng cho trái đất. Nhiệm vụ của mỗi người là phải biết giữ gìn, trân quý ánh sáng đó. Bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường là cách để chúng ta bảo vệ trái đất, bảo vệ vũ trụ”, Đỗ Hồng Đăng (thành viên nhóm “Khỉ nhanh nhẹn”) giới thiệu.

Trong khi đó, nhóm “Gấu thông minh” lại thiết kế thiệp phát sáng tặng mọi người vào dịp lễ, Tết. Huỳnh Nguyễn Phương Nghi (thành viên nhóm “Gấu thông minh”) cho biết với ý tưởng này, nhóm dùng giấy màu, kẽm, băng keo, đất sét để thiết kế và phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên. “Dựa vào bảng giá vật liệu, cả nhóm phải tính toán sao cho sản phẩm có giá thành thấp nhất nhưng lại đạt hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Đây là yêu cầu khó đòi hỏi cả nhóm cùng hợp lại và đưa ra ý tưởng”, Phương Nghi chia sẻ.

Xuyên suốt tiết học, công nghệ thông tin được tận dụng như một “chất xúc tác” biến tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Ngoài bảng tương tác kết nối wifi, các công cụ như Class room, clip cũng được giáo viên đưa vào tiết học, thiết kế lớp học trực tuyến để giao bài tập, tương tác với học sinh, phụ huynh. Theo cô Nhật Vy, dạy học theo định hướng STEM là hướng tiếp cận mới rất khác với kiểu dạy truyền thống thầy đọc, trò chép. Với hướng tiếp cận này, qua những hoạt động trải nghiệm, mày mò nghiên cứu, học sinh sẽ tự nghiệm ra kiến thức, lĩnh hội và phát triển được nhiều kỹ năng sống. “Khi dạy kiến thức về nguồn năng lượng, mạch điện, mạch điện kín, với cách dạy truyền thống, học sinh chỉ học được lý thuyết nhưng không thể hiểu ngọn ngành rằng vì sao đèn lại sáng. Qua phương pháp giáo dục STEM, các em được tiếp cận kiến thức một cách thực tế, tận tay trải nghiệm kiến thức. Không chỉ làm mới tiết học, trang bị cho học sinh các kỹ năng cần thiết, việc đổi mới này cũng là cách để giáo viên chủ động đón đầu chương trình giáo dục phổ thông mới”, cô Nhật Vy nói.

Trong nỗ lực đón đầu chương trình mới, hiện Trường Tiểu học Nguyễn Huệ đã đẩy mạnh hoạt động dạy học theo định hướng STEM ở tất cả các môn song song với việc phát triển các câu lạc bộ STEM Robotics, Khoa học vui để tăng cường trải nghiệm, kỹ năng cho học sinh… Theo ông Nguyễn Quang Vinh (Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM), đã đến lúc các thầy cô, nhà trường phải mạnh dạn, tích cực, chủ động bắt tay vào thay đổi phương pháp dạy học, không còn là chuyện suy nghĩ “nên hay không nên đổi mới”. Theo đó, giáo viên phải biết xây dựng kế hoạch dạy học, điều chỉnh lại kế hoạch dạy học sao cho phù hợp, sinh động. “Với chương trình sách giáo khoa mới, giáo viên phải xây dựng, phân phối lại chương trình, chủ động tiết này dạy gì, cho học sinh trải nghiệm gì… Làm sao phát huy được năng lực, phẩm chất của học sinh dựa vào việc dạy theo chủ điểm, chủ đề chứ không phải là theo từng bài”, ông Vinh lưu ý. Ngoài cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy tiệm cận với chương trình mới, ông Vinh cũng lưu ý các trường học cần tăng tốc bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên; tập trung chuẩn bị  thật tốt cho đội ngũ giáo viên lớp 1…

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Bình luận (0)