Theo BS.CK2. Trần Ngọc Lưu Phương – Trưởng khoa Tiêu Hóa (BV Nguyễn Tri Phương) – cùng với nấm dạ dày, nấm đường ruột thuộc hệ tiêu hóa, nấm thực quản cũng là tác nhân gây ra bệnh nhiễm trùng cơ hội ảnh hưởng đến sức khỏe con người nên cần phải chữa trị đúng cách.
Nấm thực quản nguy hiểm đối với những người miễn dịch kém như bệnh nhân tiểu đường, suy thận mãn, phụ nữ mang thai… |
BS. Phương đánh giá, nấm thực quản nguy hiểm đối với những người miễn dịch kém như BN tiểu đường, ung thư, suy thận mãn, phụ nữ mang thai nếu không biết cách phát hiện và điều trị kịp thời.
Do sức đề kháng yếu
Mặc dù không bị viêm họng nhưng mỗi lần ăn uống gì, anh Phạm Nguyên Phú, ngụ ở Nhơn Trạch, Đồng Nai đều có cảm giác đau khi nuốt. Theo lời kể của người đàn ông U50, mỗi lần ăn cơm dù anh nhai rất kỹ và nuốt từ từ chậm rãi nhưng vẫn có cảm giác nghẹn ở cổ. Cũng vì công việc bận rộn nên anh đã để bệnh tật lại một bên vì không có thời gian đi khám bệnh. Cho đến khi một lần khạc ra máu anh mới sợ hãi và chịu nhập viện theo lời khuyên của người trong gia đình. Kết quả thăm khám và soi chiếu tại BV Đa khoa Đồng Nai cho thấy anh Phú đã bị nấm thực quản.
Theo BS. Phương, bệnh nấm thực quản rất dễ nhìn thấy khi khám vì các mảng trắng bám vào niêm mạc miệng, lưỡi và họng một cách riêng lẻ hoặc kết nối với nhau. Tuy nhiên khi nhìn thấy rõ các mảng bám trong niêm mạc miệng là bệnh nấm thực quản đã ở giai đoạn nặng. Còn nếu các mảng bám nằm ở cuối lưỡi hoặc đầu họng thì mắt thường khó nhìn thấy vì đang nằm trong giai đoạn viêm thực quản nên triệu chứng lâm sàng không rõ ràng.
Lúc đó chỉ nhờ soi chiếu các BS mới phát hiện ra được căn bệnh này. Hệ thống đường tiêu hóa của cơ thể người trải dài từ miệng đến hậu môn với nhiều phần khác nhau. Do sống ký sinh nên nấm Candida có thể khu trú ở một số địa điểm trọng yếu như thực quản, dạ dày hoặc đại tràng. ở bất cứ vị trí nào chúng cũng có thể tấn công toàn bộ đường tiêu hóa và gây nên nhiều triệu chứng khác nhau.
Nhiễm trùng cơ hội gây nên
Theo BS. Nguyễn Cẩm Tú – chuyên khoa Tiêu Hóa (BV Nhi đồng 2) – nếu thấy có biểu hiện của bệnh nấm thực quản thì cần tới ngay cơ sở BV để các BS trực tiếp thăm khám và có biện pháp điều trị bệnh phù hợp với tinh thần mắc bệnh của mình. Các loại thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị sẽ diệt trừ các vi khuẩn nhằm phá vỡ thế cân bằng sinh thái tại chỗ, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Nếu ở giai đoạn nặng thì cách tốt nhất là điều trị bằng phương pháp nội soi. |
Theo các BS chuyên khoa, đường tiêu hóa rất có ít nấm phát triển nhất là những người có cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, ở nước ta do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều kiện chăm sóc về sức khỏe con người đang có nhiều hạn chế, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS tăng nhanh, tỷ lệ các bệnh chuyển hóa, bệnh ác tính tăng cao là môi trường thuận lợi cho bệnh nấm thực quản có thêm đất sống. Nấm thường có cơ hội gieo mầm bệnh đối với trẻ em, người mang thai, người lớn tuổi do sức đề kháng yếu. Các BN đang điều trị các căn bệnh có khả năng miễn dịch kém cũng là “tầm ngắm” cho nấm thực quản như ung thư, suy thận, suy dinh dưỡng, đái tháo đường. Cũng vì mắc bệnh tiểu đường mà căn bệnh nấm thực quản đã hoành hành sức khỏe anh Phú do sức đề kháng yếu. Xu hướng lạm dụng các loại thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh tật một cách tràn lan vô tội vạ cũng là môi trường tốt để nấm thực quản mở rộng địa bàn.
BS. Nguyễn Cẩm Tú – chuyên khoa Tiêu Hóa (BV Nhi đồng 2) – trao đổi, trước đây thường dùng Amphotericin B, Nystatin để điều trị bệnh nhiễm nấm nhưng do độc tính với gan thận và tỷ lệ kháng thuốc ngày càng cao nên các BS lâm sàng thường dùng nhóm thuốc triazole mà địa diện là Flunocazol.
Theo BS. Tú, nếu thấy có biểu hiện của bệnh nấm thực quản thì cần tới ngay cơ sở BV để các BS trực tiếp thăm khám và có biện pháp điều trị bệnh phù hợp với tinh thần mắc bệnh của mình. Các loại thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị sẽ diệt trừ các vi khuẩn nhằm phá vỡ thế cân bằng sinh thái tại chỗ, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Nếu ở giai đoạn nặng thì cách tốt nhất là điều trị bằng phương pháp nội soi.
Trong quá trình điều trị không nên làm việc quá sức, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Theo BS. Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám đốc trung tâm dinh dưỡng TP.HCM – trong ăn uống chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên sử dụng các nhóm thực phẩm dễ nuốt, dễ tiêu hóa ở dạng lỏng như cháo, súp, miến, phở. Không nên kiêng cữ quá mức mà ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu chất đạm, tinh bột, protein, chất xơ… nhằm tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Một số người điều trị thuốc đông y không rõ nguồn gốc cũng gây ra nấm thực quản rất nguy hại. Không nên dùng thức ăn thức uống quá nóng hoặc quá lạnh như nước đá, kem làm hại đến đường tiêu hóa mà trước hết là thực quản, rồi đến dạ dày và đường ruột. Uống đủ nước ít nhất 2 lít trong mỗi ngày. Ngoài nước lọc tinh khiết có thể uống thêm sữa, nước ép trái cây. “Nếu bệnh nặng thì thực quản có nhiều mảng bám và sau đó xuất huyết, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hệ hô hấp thì rất khó điều trị” – BS. Trần Ngọc Lưu Phương nhắc nhở.
Nguyễn Phương Đăng
Bình luận (0)