Hội nhậpGiáo dục phát triển

Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3): Đẩy mạnh hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa Việt Nam

Tạp Chí Giáo Dục

Vi s mnh phát trin nhà trưng thành trung tâm giáo dc và phát trin văn hóa Vit Nam ti đa phương, góp phn giáo dc toàn din hc sinh đng đu các mt đc – trí – th – m, hun đúc bn sc văn hóa dân tc cho hc sinh, nhiu năm qua, Trưng THCS Lê Quý Đôn (Q.3) đã luôn chú trng hot đng giáo dc bn sc văn hóa Vit Nam cho hc sinh toàn trưng trong công tác ging dy.

Hc sinh nhà trưng trong chương trình giao lưu biu din nhc c vi đoàn ngh sĩ Nht Bn

Trong 5 năm qua, bên cạnh hoạt động dạy học, trường thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, lồng ghép nhiều nội dung giáo dục văn hóa, con người Việt Nam, qua đó, góp phần đào tạo nguồn học sinh vừa giỏi về trí, vừa hồng về nhận thức, vừa mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Theo lãnh đạo nhà trường, công tác giáo dục này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn cả nước đang hội nhập trong khu vực và quốc tế với tinh thần “hòa nhập chứ không hòa tan”. Trong kế hoạch năm học hằng năm, nhà trường luôn chú trọng giáo dục toàn diện học sinh, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách, biết tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc.

Để thực hiện một cách xuyên suốt, đồng bộ và hiệu quả, BGH nhà trường thường xuyên nhắc nhở đội ngũ giáo viên, nhân viên giáo dục học sinh “Tiên học lễ, hậu học văn”, đẩy mạnh truyền thống tôn sư trọng đạo, kính thầy mến bạn, ứng xử lễ độ, tôn trọng bản thân và những người xung quanh.

Hc sinh tham gia gói bánh chưng cùng giáo viên, ph huynh trong l hi Xuân yêu thương

Trong hoạt động dạy học tại lớp, giáo viên luôn tích hợp các nội dung văn hóa, con người Việt Nam trong chương trình giảng dạy của Bộ GD-ĐT, nâng tầm giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống văn hóa Việt Nam qua từng bài dạy, tiết dạy chứ không dừng lại ở nhiệm vụ truyền đạt kiến thức đơn thuần, nhất là ở các bộ môn có lợi thế: Ngữ văn, giáo dục công dân, lịch sử, âm nhạc, ngoại ngữ. Thông qua các tiết học này, học sinh được tiếp cận, trải nghiệm; thêm hiểu, thêm yêu và tự hào văn hóa Việt Nam; giới thiệu văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Song song đó, nhà trường cũng tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc tại trường. Tiêu biểu là mô hình “Tuần lễ bộ môn” với các “Tuần lễ bộ môn khoa học xã hội”, “Tuần lễ bộ môn ngữ văn”, “Tuần lễ bộ môn ngoại ngữ”. Trong các tuần lễ này, học sinh được tham gia đa dạng các hoạt động vừa học vừa chơi, đầy màu sắc như: Biểu diễn thời trang các dân tộc anh em; Đố vui về phong tục, tập quán Việt Nam; Ẩm thực Việt Nam và các nước bạn; Biểu diễn trang phục truyền thống Việt Nam và các nước bạn; Thi thuyết trình bằng tiếng Anh về văn hóa, con người Việt Nam và các nước bạn… Đặc biệt, từ năm học 2017-2018, nhà trường đã trang bị hệ thống loa trong toàn trường, sử dụng dân ca 3 miền của Việt Nam để thông báo thời gian chuyển giữa tiết học trước và tiết học sau, thay thế tiếng trống trường. Các làn điệu dân ca Việt Nam do đó đã đi vào lòng học sinh tự lúc nào, giúp tâm hồn học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn đầy đặn hơn với bản sắc văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, mỗi năm học, nhà trường đều mời Đoàn ca múa nhạc Bông Sen đến giao lưu, biểu diễn và hướng dẫn giáo viên, học sinh sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc, đưa âm nhạc dân tộc vào sâu trong trường. Trong năm học 2018-2019, Tổ ngữ văn đã hỗ trợ học sinh khối 8 tìm hiểu và biểu diễn trích đoạn chèo “Quan âm thị kính”, học sinh hát chèo trước toàn trường, chủ động giới thiệu loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam đến với học sinh.

Hc sinh din trích đon chèo “Ni oan hi chng” trong Quan Âm Th Kính

Trong công tác giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần tương thân tương ái, Đội Thiếu niên Tiền phong hỗ trợ rất hiệu quả cho nhà trường qua các hoạt động về nguồn, chăm lo gia đình chính sách, mẹ Việt Nam anh hùng, chia sẻ với các bạn cơ nhỡ, khó khăn trong cuộc sống và học tập. Ngoài việc giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng, các hoạt động này còn hun đúc cho học sinh sự trân trọng thành quả cách mạng, ý thức được trách nhiệm của tuổi trẻ để phấn đấu học tập, trưởng thành, cống hiến cho đất nước.

Bên cạnh việc tìm hiểu văn hóa Việt Nam, học sinh nhà trường còn được tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, ngôn ngữ với đoàn học sinh trường trung học nước ngoài, giao lưu với đoàn nghệ sĩ violon Nhật Bản, tham gia các trại hè quốc tế… Thông qua các hoạt động, nhà trường luôn nhắc nhở học sinh tích cực giới thiệu văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế, chọn lọc những nét văn hóa đẹp của bạn để học hỏi. Với kỳ vọng mỗi học sinh sẽ là những đại sứ văn hóa của Việt Nam, sử dụng giỏi ngoại ngữ để truyền bá văn hóa dân tộc với thế giới. Cạnh đó, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại trường cũng được lồng ghép nội dung văn hóa Việt Nam như: hướng dẫn học sinh làm và nấu bánh chưng; nhảy dân vũ với các làn điệu dân ca Việt Nam; thi đấu các trò chơi dân gian trong lễ hội xuân hằng năm; hoạt động dâng lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương; CLB Võ Việt Nam.

Giáo viên biu din thi trang các dân tc anh em l 20-11

Bao trùm xuyên suốt các hoạt động xây dựng và phát triển bầu không khí văn hóa Việt Nam tại trường chính là việc coi trọng xây dựng văn hóa từ trong đội ngũ nhà giáo và học sinh mà nội dung quan trọng là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nhà trường không ngừng đổi mới trong phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, giúp học sinh chủ động trong lĩnh hội kiến thức. Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong môi trường học đường được nhà trường ban hành, chủ yếu cũng bắt nguồn từ những quy tắc ứng xử của con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam.

Nhìn chung, tổng hòa các hoạt động giảng dạy và giáo dục mà tập thể sư phạm, cha mẹ học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn thực hiện trong nhiều năm đã góp phần làm cho văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung. Là sức mạnh nội sinh quan trọng của học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn, hình thành nên những công dân toàn cầu đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc của thế kỷ 21.

TS. Phm Đăng Khoa
(Hiu trưng Trưng THCS Lê Quý Đôn)

 

Bình luận (0)