Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nợ duyên với miền đất lửa

Tạp Chí Giáo Dục

Tui xuân cõng ba lô đi B vào chiến trưng Qung Tr, hơn 40 năm lăn ln qua hết các v trí công vic t giáo dc đến công đoàn ri v làm Hi Khuyến hc tnh, ngưi con gái đt Hà thành Nguyn Th Hng Vân gn cuc đi mình vi min đt la bng nhit huyết cng hiến ca đi ngưi. Hơn 66 tui, là Ch tch Hi Khuyến hc tnh, cô vn mit mài vi công tác bng nhng bưc chân không mi!

Cô Hng Vân trong mt ln kho sát đ h tr xây mái m khuyến hc ti xã A Xing (Hưng Hóa, Qung Tr)

Gn bó nghĩa tình

Đón chúng tôi trong căn phòng nhỏ của Hội Khuyến học tỉnh bằng nụ cười. Cô bảo, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng cô gắn với miền đất lửa Quảng Trị như duyên nợ khó rời. Năm 1969, tốt nghiệp cấp 3, Hồng Vân đỗ vào Trường ĐHSP Hà Nội 1. Khăn gói vào học được 3 tháng thì Bộ GD-ĐT có chủ trường đào tạo lớp sư phạm cấp tốc để chi viện cho chiến trường miền Nam. Tuy không nằm trong diện phải vào chiến trường nhưng Hồng Vân vẫn xin theo học. Năm 1972, khi chiến trường miền Nam cần tiếp sức, bà viết đơn tình nguyện lên đường. Năm 1973, cô giáo trẻ Hồng Vân khoác ba lô vào chiến trường Quảng Trị. Mảnh đất này đón người lính trẻ bằng những đận gió Lào và nắng hè nóng như nung. “Ngày đó, khoác ba lô lên mà đi, ít ai hình dung thực tại sẽ chào đón mình như thế nào. Vào rồi nhìn đâu cũng thấy hố bom, mảnh đạn. Hơi sốc nhưng nhìn đồng đội, bà con và học sinh vượt khó khăn để hòa nhịp”, cô Vân kể.

Về giảng dạy tại Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị, cô Vân cùng đồng nghiệp bổ túc văn hóa cho nhiều thế hệ cán bộ để kịp thời bắt nhịp với công cuộc phát triển. Cũng như nhiều đồng nghiệp khác, cô dạy học vừa phải tăng gia sản xuất, tham gia những buổi văn nghệ hát động viên, khích lệ tinh thần bộ đội, tuyên truyền địch vận bên đồn giặc…

Cô Vân kể, thông thường ba năm hoàn thành nghĩa vụ gieo chữ ở chiến trường B thì sẽ trở về. Nhưng tình yêu trò níu cô ở lại. Ở đây, cô vừa công tác dạy học vừa tiếp tục theo đuổi giấc mơ giảng đường đại học mà trước đó còn dang dở khi vào chiến trường. Năm 1981, cô thi đỗ vào Trường ĐH Sư phạm Huế.

Cô Hng Vân trao hc bng cho HS nghèo vưt khó hc gii

Năng nổ và nhiệt tình trong các hoạt động, cô Vân vinh dự được kết nạp Đảng khi còn là sinh viên. Bốn năm sau đó, cô ra trường, trở về giảng dạy môn văn tại Trường Phổ thông Lao động Triệu Hải. Một thời gian sau cô nhận nhiệm vụ tại Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Trị Thiên. Năm 1989, khi Bình Trị Thiên tách tỉnh, cô về Quảng Trị quê chồng và công tác tại Liên đoàn Lao động tỉnh. Trải qua nhiều vị trí khác nhau từ Phó Chánh văn phòng đến Phó Trưởng ban Kinh tế – Chính sách xã hội, Phó Trưởng ban Phong trào, Trưởng ban Nữ công rồi đến Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Trị. Ở cương vị nào cô cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cho đến năm 2007, cô nghỉ hưu theo chế độ.

Cơ duyên vi khuyến hc

Cô Vân bảo, cô đến với công tác khuyến học như một sự tình cờ. Một lần sau ngày nghỉ hưu, cô gặp NGƯT Trương Sĩ Tiến, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Quảng Trị thời bấy giờ. Thầy Tiến có nhã ý với cô về làm công tác khuyến học. Công việc mới đầy mới lạ nhưng với bản lĩnh của mình, cô Vân sớm bắt nhịp để làm cầu nối chắp cánh ước mơ cho hàng trăm ngàn thế hệ học trò đến cổng trường.

Hơn 10 năm trong công việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, cô Vân đã in dấu chân mình khắp nơi, từ vùng cao cho đến miền biển. Mỗi chuyến đi với cô không chỉ đơn thuần là một cuộc tìm về với học trò nghèo hay đi vận động gây quỹ mà đó còn là những chuyến đi nghĩa tình. Cô bảo, khuyến học là đi vào cuộc sống của dân, để hiểu các em học sinh cần gì, phải giúp đỡ như thế nào, đồng thời góp phần vận động, dân vận để xây dựng một xã hội học tập. “Nhiều nơi, chứng kiến cái nghèo và khát khao con chữ đến ứa nước mắt. Có những bà mẹ mang bệnh nặng, căn nhà trống hoác không một vật dụng có giá trị mà vẫn ước sao con mình được đến trường. Có nơi khác, nhiều đứa trẻ mồ côi, đến cái ăn no bụng còn chưa có vẫn mong mình được học như các bạn”, cô Vân trải lòng. Những câu chuyện ấy cứ thôi thúc bước chân cô, dù tuổi tác đã lấn lướt sức trẻ. Cô Vân bảo, đến với khuyến học, điều tiên quyết là sự tận tâm và nhiệt huyết cống hiến. Nếu thiếu đi những điều ấy, khuyến học không tròn. 

Có một điều khác ở công việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà” ở người cán bộ tận tâm ấy là ngoài việc chung tay chắp cánh cho những mảnh đời nghèo đến lớp, cô còn luôn biết cách khơi dậy tinh thần và khát khao vươn lên trong học tập ở mỗi em học sinh. Trong tâm thế một người bà, người mẹ, người bạn để đưa ra những lời động viên chân thành, kịp thời. Nhờ đó, nhiều hoàn cảnh đứt đường học được cô đưa tay ra giúp đỡ, tiếp tục học hành.

Cô Vân đã cùng các đng nghip trên mt trn khuyến hc gy dng xã hi hc tp vng mnh. Đến nay, toàn tnh có khong hơn 100 ngàn gia đình đăng ký “Gia đình hc tp”, t l đt gn 80%; có gn 900 “Dòng h hc tp”; 3.436 t chc Hi Khuyến hc, vi 175.247 hi viên, đng th tư toàn quc v t l hi viên Hi Khuyến hc. Đu năm hc 2018-2019, thông qua các ngun qu vn đng đưc hi đã trao khong gn 5 t đng khuyến hc cho hc sinh nghèo. Ngoài ra, cô Vân còn cùng vi các đoàn th, đa phương vn đng ngưi dân hiến đt xây dng 2 đim trưng mm non ti Hưng Hóa; vn đng xây dng gn 70 “Mái m khuyến hc”, trao hàng ngàn chiếc xe đp và máy tính cho hc sinh, nhà trưng.

Trong suốt chặng đường 18 năm lăn lộn cùng khuyến học tỉnh nhà, cô góp công sức mình cùng đồng nghiệp và xã hội chung tay thực hiện chương trình khuyến học khuyến tài, được nhận nhiều bằng khen, huân chương lao động, giấy khen các cấp… Nhưng niềm vui nhất của cô vẫn là mỗi lần hỗ trợ được một hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường. Cô trân quý từng phần quà của các mạnh thường quân. Cô bảo, không ai khác, chính các mạnh thường quân là những người bạn đồng hành cần thiết để cùng nhau xây dựng một xã hội học tập, để không em học trò nghèo nào bị bỏ lại phía sau.

Bước vào tuổi xấp xỉ 70, đôi chân chừng đã mỏi nhưng với cô Nguyễn Thị Hồng Vân, vẫn một tấm lòng yêu trẻ. “Đôi chân còn mạnh khỏe, dẻo dai thì mình vẫn cứ tiếp tục đi để tiếp sức cho học trò nghèo. Sau lưng mình vẫn luôn có người bạn đời dõi theo và ủng hộ. Đó cũng là một phần động lực để tiếp tục với công việc khuyến học, khuyến tài trên quê hương thứ hai của mình”, cô Vân bộc bạch.

Phan Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)