Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

KLong Ba – người tiên phong xóa tục thách cưới

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay, trong đi sng văn hóa ca phn ln đng bào các dân tc thiu s (DTTS) Tây Nguyên – nói chung, các dân tc bn đa Lâm Đng nói riêng tn ti nhiu h tc lc hu. Trong đó, tc “thách cưi” gây ra nhiu h ly nng n

KLong Ba (phi) đến gia đình mt DTTS  Đơn Dương vn đng xóa tc thách cưi

Nhiu h tc phin hà

Nhiều năm công tác ở Đoàn Thanh niên tỉnh và ở ngành tuyên giáo, tôi đã có nhiều thời gian, cơ hội “thâm nhập” thực tế đời sống, sinh hoạt của đồng bào các DTTS ở Lâm Đồng. Bởi vậy, ít nhiều am hiểu những phong tục, tập quán tốt đẹp, những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS cần gìn giữ, phát huy. Đồng thời, các phong tục, tập quán, hủ tục quá lạc hậu gây ra nhiều hệ lụy, bức xúc, nặng nề trong đời sống của các DTTS, nhất là các dân tộc bản địa (Ko Ho, Mạ, Churu); đây còn là “vật cản” trong sự phát triển chung của địa phương, đất nước cần phải xóa bỏ.

Hiện nay, ở Lâm Đồng có 43 dân tộc anh em sinh sống; trong đó, cộng đồng các DTTS chiếm 24% dân số toàn tỉnh (riêng DTTS bản địa chiếm 19%). Tình hình phân bổ dân cư và dân tộc ở Lâm Đồng không giống với nhiều tỉnh, thành phố khác là các DTTS sống xen với người Kinh; đồng thời, dân tộc này sống xen với dân tộc khác cùng trong một đơn vị hành chính (cấp xã) hoặc cùng trong một thôn, buôn. (Hiện 12/12 huyện, thành phố của tỉnh đều có người DTTS sinh sống, với 95 xã DTTS).

Với đặc thù này đã tạo ra sự giao thoa văn hóa trong quá trình sống, sinh hoạt; các dân tộc tự học hỏi nhau cái tốt, cái đẹp để vận dụng trong sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế gia đình; tham gia xây dựng và phát triển văn hóa; bỏ dần các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan… Nhờ đó, đã có những thôn, buôn, xã DTTS trở thành thôn văn hóa, xã văn hóa nông thôn mới như: Thôn K’Min (xã Gung Ré – huyện Di Linh) được mệnh danh “Thôn cử nhân” – “Làng văn hóa”. (Bởi các gia đình của người Kơ Ho trong thôn này đều giàu có về kinh tế; đa số con em tốt nghiệp đại học và có cả thạc sĩ, (hoa hậu thân thiện) đã được tôn vinh…

Tuy nhiên, những “điểm sáng” như vậy không nhiều; chủ yếu có ở những xã gần thị trấn, thị tứ có điều kiện thuận lợi nhất định. Còn phần lớn vùng DTTS đều tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc lậu, những hủ tục với các luật tục ràng buộc khắc nghiệt, oái oăm. Trong hầu hết các DTTS bản địa ở các địa phương của tỉnh Lâm Đồng đều tồn tại nhiều phong tục, tập tục lạc hậu thể hiện trong tang ma, nghi thức một số lễ hội; Đặc biệt, trong đời sống hôn nhân, nặng nề nhất là tục “thách cưới”…

Thiếu n Kơ Ho, ngưi quyết đnh hôn nhân ca mình

Trong việc hôn nhân, hiện nay hầu hết các DTTS tồn tại nhiều hủ tục như: tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (cô, con cậu lấy nhau); tục nối dây; tình trạng sinh con thứ 3 diễn ra hầu hết trong vùng DTTS; có những địa phương khá phổ biến như: thôn Klong Klanh, thôn Dưng K’Si (xã Đạ Chais – huyện Lạc Dương)…

Ngưi tiên phong xóa b h tc

Các già làng (Ồn Kra) và những người đã sống trên dưới “một trăm mùa rẫy” trong các DTTS ở Lâm Đồng cho biết, tục “thách cưới” có từ xa xưa và được xem là tục lệ truyền thống tồn tại và được truyền từ đời này qua đời khác… Tuy nhiên, (cũng theo các Ồn Kra), tục thách cưới ngày xưa đơn giản, nhẹ nhàng (có khi cặp gà, ché rượu cần, cặp vòng trang sức…). Song, ngày nay, tục “thách cưới” đã “biến tướng” và mang hơi hướng “thương mại”! Khi người con gái đi “bắt chồng” thường bị nhà trai “thách cưới” với nhiều hiện vật có giá trị; giá “sàn” nhà trai thường thách cưới hiện nay là 50 triệu đồng và cao nhất có khi đến vài trăm triệu đồng. Tùy vào “giá trị” của “chú rể”; nếu chú rể có bằng đại học, bằng thạc sĩ; làm cán bộ, hoặc có cha, mẹ làm cán bộ (cau ắt vồ)… thì nhà trai thách giá rất cao…

Ngoài vàng, hoặc tiền mặt, hiện nay trong các vùng DTTS, nhà trai còn xuất hiện kiểu “đòi” lễ vật cưới rất “quái chiêu”: dàn chiêng cổ, vòng cườm cổ. Đã “cổ” thì rất hiếm, khó tìm, khó đáp ứng nổi… Ngoài bố mẹ chàng rể “đòi” lễ vật cưới, họ hàng nhà trai còn “xin” được nhà gái tặng quà để thể hiện hiếu thảo! Bởi vậy, nhiều gia đình nhà gái nghèo, không đáp ứng được rất khó “bắt chồng”, nhiều cô gái lao đao, lận đận làm lụng, dành dụm một thời gian rất dài mới hy vọng có được “tấm” chồng! Và, nhiều hệ lụy kéo theo rất nặng nề, phiền toái…

Xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, những hủ tục không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại đã được các cấp, các ngành trong nhiều năm qua tích cực tuyên truyền, vận động, giáo dục… Song, nó vẫn cứ ăn sâu trong tiềm thức, tồn tại trong đời sống của các tộc người DTTS trên các thôn, buôn, nhất là những vùng sâu, vùng xa…

Thật may mắn, gần đây ở vùng DTTS của xã Ka Đô (huyện Đơn Dương) xuất hiện một người tiên phong đã trực tiếp đi vận động xóa bỏ tục “thách cưới”. Đó là ông KLong Ba (sinh 1954) – Bí thư Chi bộ thôn Ta Ly 2 – xã Ka Đô. Ông KLong Ba là người dân tộc bản địa, sinh sống tại địa phương nên rất thuận lợi khi đi vận động xóa bỏ tục thách cưới trong nhân dân. Hơn nữa, ông Ba còn là cán bộ (“cau ắt vồ” – người đứng đầu – tiếng Kơ Ho) nên được người dân tin tưởng. Dù rằng, việc vận động xóa bỏ một tục lệ “bao đời” tồn tại trong hôn nhân của người dân tộc không hề dễ dàng gì…

Ông Klong Ba kể, khi chứng kiến cảnh trai gái trong thôn yêu nhau, nhưng do nhà gái nghèo không đủ lễ vật, nhiều đôi trẻ khổ sở, thấy rất đáng thương, nguyên nhân cũng từ tục “thách cưới” mà ra. Tại sao không vận động xóa bỏ nó đi để bớt gánh nặng cho những gia đình có con gái?… Vậy là ông Ba lần hồi đi đến các nhà có con trai được nhà gái hỏi làm chồng vận động, thuyết phục; cũng có người phản ứng, nói ông thế này, thế nọ nghe cũng buồn. Nhưng ông Ba kiên trì giải thích: “Bây giờ phải sống theo nếp sống mới, theo pháp luật, bỏ đi tục lệ không còn phù hợp…”.

Biu din cng chiêng không th thiếu trong đám cưi ca các DTTS  Lâm Đng

Hơn hai năm “vác tù và” của người Bí thư Chi bộ thôn đã mang lại kết quả, nhiều cặp vợ chồng trẻ được ông vận động không có thách cưới đã lấy được nhau. Ông KLong Ba tâm sự: “Chuyện người ta thì dễ, đến lượt gia đình mình mới khó; ấy là năm ngoái cháu gái ông đi “bắt chồng” bị nhà trai thách cưới, cháu gái đến cậy nhờ ông. Ông lại mò mẫm tìm đến nhà trai (thông gia) tỉ tê, giãi bày. Cháu gái ông lấy được chồng nhờ bỏ tục “thách cưới”. Anh K’Phương (cháu rể ông Ba) chia sẻ “Ngày đó, nếu không có chú KLong Ba giúp đỡ, vợ chồng mình chắc không cưới được nhau đâu…”!

Cái “khổ” hiện nay làm ông Ba luôn trăn trở là vận động các đôi trẻ cưới nhau bỏ qua tục “thách cưới” được rồi, giờ lại phải vận động chúng chịu khó làm ăn để khá lên, nếu chúng nghèo bị dân làng “đổ tội” cho mình. Họ nói cứ để thách cưới, bọn trẻ mới chịu làm ăn để trả nợ, bỏ thách cưới nên chúng lười, là lỗi bởi ông KLong Ba…

Thật đẹp vô cùng việc làm có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân văn rất lớn của Bí thư Chi bộ – ông KLong Ba! Đây sẽ là “điểm nhấn” sẽ mở ra phong trào người DTTS tự vận động dân tộc mình xóa bỏ các phong tục, tập quán, hủ tục lạc hậu, nhất là tục “thách cưới” nặng nề, phiền phức hiện nay…

Thanh Dương Hng

 

 

Bình luận (0)