Trước làn sóng khởi nghiệp đang phát triển mạnh ở các nước, Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng cũng đã từng bước khẳng định mình thông qua các chương trình trao đổi starup nhằm chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm môi trường kinh doanh.
Giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp nông nghiệp tại TP.HCM
Mở cửa ra thế giới
Ông Huỳnh Kim Tước (Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ – SIHUB, Sở KH-CN TP.HCM) khẳng định, dù khởi nghiệp còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng với kiến thức, bản lĩnh tuổi trẻ, khả năng dự báo thị trường… cơ hội khởi nghiệp của starup luôn rộng mở.
Nhìn nhận về starup hiện tại, ông Tước cho rằng có đến 90% straup thuộc loại “làn nhàn”, chỉ 10% tinh hoa do starup chưa ý thức được mỗi giai đoạn mình cần làm cái gì. Thất bại của starup có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính vẫn là chưa có kinh nghiệm và nhà đầu tư. Cộng đồng khởi nghiệp của chúng ta như mới bắt đầu học lớp 1.
Ông Huỳnh Kim Tước (Giám đốc điều hành SIHUB)
Theo ông Tước, có 50% starup thành công là nhờ “nhảy” sang Singapore và một số nước trong khu vực châu Á tìm nhà đầu tư cũng như môi trường kinh doanh bởi Việt Nam hiện chưa có một quỹ đầu tư mạo hiểm nào, trong khi đó ở các nước thì đã có. TP.HCM là mảnh đất màu mỡ cho cộng đồng khởi nghiệp, sở dĩ nhà đầu tư cũng như starup nước ngoài lựa chọn để phát triển kinh doanh là vì TP có nhiều tiềm năng, có thể đầu tư lâu dài.
Nhằm tạo cầu nối giữa starup, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, SIHUB đã làm cầu nối để starup Việt và các nước trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm thị trường. Một trong những hoạt động này là trong tháng 5-2019, 5 starup Hàn Quốc được lựa chọn từ 100 starup đăng ký tham gia chương trình “Runway to the world” (đường băng ra thế giới) đã đến TP.HCM trình bày ý tưởng kinh doanh. Chương trình do SIHUB phối hợp giữa Shinhan Future’s Lap (Hàn Quốc), Trung tâm Phát triển Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo toàn cầu Magic (Mlaysia) và Công ty Đầu tư mạo hiểm (Quest Ventures (Singapore) tổ chức.
Được biết, chương trình Runway to the world mùa 1 – Đưa starup Việt ra thế giới được chính thức khởi động từ năm 2018. Đây là chương trình trao đổi starup đầu tiên và được thiết kế, phối hợp với các đối tác tổ chức theo định hướng kết nối toàn cầu của SIHUB nhằm tuyển chọn starup nước ngoài đến kết nối giao thương tại Việt Nam, đồng thời mang starup Việt ra thế giới. Ngay từ lúc khởi động, chương trình đã tạo được hiệu ứng tốt với số lượng starup, doanh nghiệp, trường học, các tổ chức khởi nghiệp, tập đoàn nước ngoài đến kết nối giao thương tại Việt Nam tăng lên rất nhanh.
“Thành công của các starup đến Việt Nam sẽ tác động tích cực đến hệ sinh thái khởi nghiệp, qua đó Nhà nước cũng học được cách làm chính sách của nước ngoài, tạo điều kiện cho starup Việt Nam phát triển hơn”, ông Tước nhấn mạnh.
Nhiều cơ hội
Ông Phí Anh Tuấn (Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM) đánh giá cao ý tưởng khởi nghiệp của các starup trẻ của Việt Nam. Tuy nhiên khi họ bắt tay thực hiện ý tưởng thì tốn rất nhiều chi phí xã hội, bởi bản thân họ “máu lửa” nhưng sai đường.
“Trong thời đại công nghệ đổi mới nhanh, là cơ hội để starup tiếp cận với bên ngoài, đưa ý tưởng của mình hướng tới thị trường trong và ngoài nước. Nếu có định hướng tốt, nhà đầu tư sẽ đồng hành biến ý tưởng của các bạn thành những sản phẩm, công nghệ hữu ích nên không phải quá lo, tuy nhiên bản thân phải chủ động tìm kiếm cơ hội từ các nguồn lực”, ông Tuấn nói.
Đối với mảng đổi mới sáng tạo, đối tác của SIHUB là UNICEF tại Việt Nam đã thiết kế không gian sáng tạo và thực nghiệm bước đầu được hình thành dành cho startup, học sinh – sinh viên, SME, thanh thiếu niên trong và ngoài trường học, bao gồm thanh thiếu niên thiệt thòi, có hoàn cảnh khó khăn.
Bà Marianna Oehlers – (Trưởng văn phòng UNICEF tại TP.HCM) cho biết, hiện còn quá nhiều rào cản để giới trẻ, thanh thiếu niên nghèo, có điều kiện khó khăn, thiệt thòi về thể chất tiếp cận các hỗ trợ công nghệ, nền tảng tiếp cận công nghệ nhằm tăng cường các kỹ năng thiết yếu trong thời đại mới để học tập, sống và làm việc. Đây là nỗ lực của UNICEF nhằm hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và Sáng kiến thành phố thân thiện với trẻ em trong chương trình hợp tác giữa UNICEF và TP.HCM giai đoạn 2017-2021.
Starup Hàn Quốc trình bày ý tưởng kinh doanh tại Việt Nam trong chương trình trao đổi starup “Runway to the world” mùa 2 năm 2019
Bà Marianna Oehlers cho rằng, các starup có ý tưởng và phát triển dự án theo khía cạnh xã hội, UNICEF sẽ hỗ trợ để khởi nghiệp. Theo đó, các hoạt động khởi nghiệp gắn với giáo dục, y tế và môi trường dành cho nhóm trẻ em thiệt thòi, con em nhập cư sẽ được ưu tiên lựa chọn. Bà cũng gợi ý, thực phẩm dành cho bà mẹ và trẻ em là hướng khởi nghiệp tốt mà starup Việt Nam có thể bắt tay thực hiện ngay vì có lợi thế từ sản phẩm nông nghiệp bản địa. TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung đang có vấn nạn trẻ thừa cân, béo phì, doanh nghiệp starup đi theo hướng cải thiện sức khỏe của trẻ, chúng tôi sẽ có nguồn kinh phí để hỗ trợ phát triển.
Bà Nguyễn Phi Vân (chuyên gia khởi nghiệp) kỳ vọng vào đội ngũ trí thức trẻ của TP sẽ góp phần thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp. “Tham gia nhận xét, lựa chọn nhiều dự án khởi nghiệp, tôi nhận thấy các bạn trẻ có ý tưởng hay, táo bạo, đặc biệt là luôn hướng đến cộng đồng, luôn đặt lợi ích xã hội lên trên hết. Ở họ không chỉ có kiến thức, hoài bão mà còn có niềm đam mê khởi nghiệp, tinh thần dấn thân, chúng tôi luôn tự hào vì các bạn. Đó chính là lợi thế để các bạn khởi nghiệp thành công mà không có trường lớp nào dạy”, bà Phi Vân nhận xét.
T.Anh
Bình luận (0)