Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Sĩ khí” & “tiết tháo” của người thầy trong giáo dục hiện đại

Tạp Chí Giáo Dục

Ch tch H Chí Minh dy rng: “Giáo dc nhm đào to nhng ngưi kế tc s nghip cách mng to ln ca Đng và nhân dân ta”, vì vy: “Nhim v ca cô giáo, thy giáo là rt quan trng và rt v vang”. Tiếp ni tư tưng ca Ch tch H Chí Minh v vai trò ca GD-ĐT và s mnh to ln ca các nhà giáo, trong “Chiến lưc phát trin kinh tế – xã hi 2010-2020” ca Đi hi Đng XI nêu rõ: “Đi mi căn bn, toàn din nn giáo dc Vit Nam theo hưng chun hóa, hin đi hóa, xã hi hóa và hi nhp quc tế, trong đó, đi mi cơ chế qun lý giáo dc, phát trin đi ngũ giáo viên và cán b qun lý giáo dc là khâu then cht”.

Hiện nay, điều “nổi cộm” nhất của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục (GV, CBQLGD – gọi chung là các nhà giáo) là còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ; trong khi cải cách giáo dục phải bắt đầu và chủ yếu là nâng cao chất lượng đội ngũ này. Với nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế, phấn đấu cho sự phồn vinh của nước nhà, với tinh thần “GD-ĐT là quốc sách hàng đầu”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trông cậy rất nhiều ở các nhà giáo trong việc chấn hưng nền giáo dục, nâng cao chất lượng toàn diện con người Việt Nam ta, đặc biệt coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước! Để thực hiện tốt nhiệm vụ cao cả ấy, thiết nghĩ, các nhà giáo cần phấn đấu các điều hệ trọng và bức thiết dưới đây.

Phi có l sng cao đp

Trong buổi đến thăm Trường ĐHSP Hà Nội, ngày 21-10-1964, Bác Hồ căn dặn các nhà giáo: “Phải có chí khí cao thượng, phải “tiên ưu hậu lạc”, nghĩa là khó khăn thì chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ. Đấy là đạo đức cách mạng” (Sđd, tr. 237).

Lẽ sống cao đẹp và đức độ của nhà giáo tập trung biểu hiện ở lòng yêu thương và tôn trọng con người, dốc lòng truyền dạy học trò tình cảm yêu nước và tri thức khoa học tiên tiến để họ trở thành những công dân hữu ích của đất nước, phấn đấu đưa nước nhà “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” (Thư Bác Hồ gửi HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam DCCH, 5-9-1945; sđd, tr. 37), đồng thời là lòng yêu nghề! Đồng chí Lê Duẩn – Bí thư thứ nhất BCHTƯ Đảng (khóa III) đã nói một câu rất hay về người thầy giáo: “Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”. Đối với người thầy giáo, “yêu người” – là yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, mà cụ thể nhất, là lòng yêu thương học trò. Ở điều này, nhà giáo như người cha, người mẹ hiền của HS-SV, là tấm gương sáng về lẽ sống cao đẹp. Rất nhiều cô giáo, thầy giáo vì tâm huyết với nghề và yêu thương học trò mà tập trung trí lực cho giờ lên lớp, trăn trở về bài giảng, tìm hiểu hoàn cảnh từng HS để giáo dục chu đáo, đối xử công bằng với các em, quan tâm giúp đỡ các em gia đình nghèo túng mà chăm học, động viên học trò gắng công học tập hằng ngày. Lẽ sống cao đẹp của nhà giáo còn là lối sống trong sáng, có nghĩa, có tình với những người thầy đã dạy mình và với đồng nghiệp. Đức độ ấy, là cái gốc của nhà giáo “xứng đáng là nhà giáo” (Chữ dùng của Bác Hồ).

Đáng tiếc là thời gian qua, một số CBQLGD và GV đã có những biểu hiện yếu kém về đạo đức và lối sống. Điều đó, đã gây bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến uy tín người thầy.

Năng lc chuyên môn gii

Bác Hồ dạy: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức; tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị” (“Hồ Chí Minh – Toàn tập”, tập 9, NXB CTQG, Hà Nội, năm 2000, tr. 492). Là CBQLGD thì phải có năng lực tổ chức và quản lý giỏi, có trình độ học vấn chuyên sâu, hiểu biết rộng rãi; biết định ra các chủ trương, nhiệm vụ, kế hoạch và các biện pháp thực hiện của ngành, của cơ sở giáo dục mà mình phụ trách, vừa cụ thể, thiết thực, vừa có tầm nhìn lâu dài; biết tổ chức các phong trào và giám sát, kiểm tra cấp dưới thực thi nghiêm túc; biết học tập và vận dụng thành tựu GD-ĐT của các nước tiên tiến nhưng không rập khuôn máy móc mà có cải tiến, sáng tạo. Là GV thì phải là người dạy tốt, dạy giỏi – thực sự; nghĩa là phải có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn của mình, đồng thời có khả năng sư phạm tốt để truyền đạt kiến thức một cách sinh động, hấp dẫn và vững chắc cho HS-SV. Hiện nay, năng lực của nhiều CBQLGD và GV các cấp còn nhiều hạn chế, bất cập với yêu cầu nhiệm vụ, bởi không thường xuyên học tập tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, ít đọc tài liệu tham khảo và sách báo nói chung để am hiểu tình hình xã hội. Năng lực chuyên môn giỏi của nhà giáo – đấy là yếu tố tiên quyết để nâng cao chất lượng GD-ĐT.

Ý thc phn bin xã hi và đu tranh chng tiêu cc

Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XI, XII đã nhấn mạnh việc mở rộng dân chủ trong các tổ chức cơ sở Đảng và trong đời sống xã hội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhắc lại vấn đề này và chỉ thị các cấp ủy Đảng, chính quyền phải tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân, nhất là các trí thức tham gia phản biện xã hội. Đây là điều kiện tốt để các nhà giáo đấu tranh, phê phán những yếu kém, tiêu cực trong trường mình, ngành mình và trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây chính là “sĩ khí”, là “tiết tháo” – một phẩm chất cực kỳ quý báu của người thầy giáo từ xa xưa, tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nghề thầy giáo là nghề “trồng người”. Thầy giáo trước hết dạy học trò đạo làm người. Do đó, người thầy giáo phải phấn đấu cho sự thắng lợi của cái CHÂN – THIỆN – MỸ, ghét cái xấu, cái ác. Những yếu kém của ngành GD-ĐT hiện nay, như tình trạng mất dân chủ, mất đoàn kết trong nhiều trường học, bệnh “thành tích”, gian lận trong nghiên cứu khoa học, trong thi cử, nạn bằng cấp “hữu danh vô thực”, tình trạng lạm thu, không minh bạch về tài chính, mua bằng, bán điểm… phải được các nhà giáo đấu tranh tới cùng. Những tệ nạn xã hội, đặc biệt là nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu trong “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ cấp cao” (Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI) và những thói hư tật xấu của người Việt nói chung, đều là những cái phản tiến bộ, phản văn hóa, phản nhân văn, các nhà giáo cần phải góp phần lên tiếng phê phán. Có như vậy, các nhà giáo mới có những đóng góp thiết thực xây dựng môi trường xã hội trong sạch, làm cho đất nước ngày càng phát triển, văn minh.

Tình hình, nhiệm vụ mới của cách mạng cả nước cũng như bối cảnh quốc tế sôi động hiện nay đòi hỏi các nhà giáo phải nỗ lực phấn đấu theo ba yêu cầu nói trên, để hun đúc và làm sáng ngời phẩm cách đích thực của người thầy giáo Việt Nam! Đạt được cả ba điều ấy, không phải dễ dàng! Đảng, Nhà nước và nhân dân đang tạo điều kiện thuận lợi, thiết thực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các nhà giáo, để các thầy cô thực hiện được lý tưởng cao đẹp của mình là đảm đương sự nghiệp “trồng người”, xứng đáng là “những người thầy giáo tốt”, “những anh hùng vô danh” như lời Bác Hồ dạy. Đấy chính là điều cốt lõi để đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng GD-ĐT nước nhà.

Đào Ngc Đ
(Ging viên chính ĐH Hi Phòng)

 

Bình luận (0)