Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Học trung cấp… nhận lương cao như đại học

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu ngưi có tâm lý e dè khi chn bc hc trung cp ngh nhưng thc tế đây là nhóm lao đng có nhu cu tuyn dng rt ln và có th nhn mc lương cao như trình đ đi hc.


Sinh viên ngành k thut đưc đào to ti Công ty Nht Huy Khang – NHK

Nhu cu tuyn dng cao

Theo thống kê, phân tích của nhiều trung tâm giới thiệu việc làm, qua các sàn giao dịch việc làm gần đây, lao động trình độ trung cấp chiếm khoảng 30-40% trong nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Theo đó, các nghề thị trường lao động đang cần trình độ này là hàn, cắt gọt kim loại (gia công cơ khí CNC), điện tử công nghiệp, thiết kế web, lắp cáp mạng thông tin, nghiệp vụ nhà hàng, hướng dẫn du lịch… Nhu cầu tuyển dụng cao nhưng nhà tuyển dụng cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn ở người lao động, trong đó có kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng công nghệ. Bà Nguyễn Quỳnh Anh (phụ trách tuyển dụng Công ty TNHH chế tạo khuôn mẫu CNC ở quận Tân Phú, TP.HCM) cho rằng trong những năm gần đây, doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng lao động có trình độ. Đây là xu hướng chung để dần thay thế lao động chân tay do yêu cầu thay đổi công nghệ, đặc biệt là có kỹ năng nghề để vận hành dây chuyền hiện đại đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Với yêu cầu công nghệ kỹ thuật mới, bên cạnh tay nghề, doanh nghiệp cần người lao động có càng nhiều kỹ năng càng tốt. “Để có được đội ngũ lao động này, hàng năm doanh nghiệp đến các trường nghề để đặt hàng đào tạo, hay chủ động đặt vấn đề cùng nhà trường tham gia đào tạo. Hơn ai hết, doanh nghiệp hiểu rõ mình cần gì ở người lao động. Bởi doanh nghiệp cần gì thì nhà trường đào tạo cái đó, cụ thể và chuyên sâu, như vậy người học cũng rất hứng thú. Với đặc thù của các ngành kỹ thuật, đặc biệt là gia công cơ khí, chúng tôi chỉ cần tuyển dụng số ít kỹ sư trình độ ĐH, còn lại là trình độ trung cấp cho khâu sản xuất là đủ”, bà Quỳnh Anh chia sẻ. Tuy nhiên, bà Quỳnh Anh cũng lo lắng là hiện nay đào tạo một lao động kỹ thuật cơ khí lành nghề không đơn giản. Ngoài kiến thức cơ bản mà nhà trường đã cung cấp, trong quá trình làm việc, doanh nghiệp cũng đã chủ động về con người, về thời gian để đào tạo đội ngũ thợ trẻ. Thế nhưng, trước sự thiếu hụt về đội ngũ lao động qua đào tạo, doanh nghiệp có nguy cơ mất lao động có kỹ năng nghề.

“Trong nhng năm gn đây, doanh nghip có xu hưng tuyn dng lao đng có trình đ. Đây là xu hưng chung đ dn thay thế lao đng chân tay do yêu cu thay đi công ngh, đc bit là có k năng ngh đ vn hành dây chuyn hin đi đáp ng yêu cu cuc cách mng công nghip 4.0”, bà Nguyn Qunh Anh (ph trách tuyn dng Công ty TNHH chế to khuôn mu CNC  qun Tân Phú, TP.HCM) nói.

Tương tự, ông Nguyễn Thanh Phong (Phó Giám đốc nhân sự Công ty CP Cơ khí Nam Phong, TP.Thủ Đức) lo ngại việc lao động có tay nghề… nhảy việc. “Chúng tôi đào tạo ra một đội ngũ lao động lành nghề, sau một thời gian thì họ đi nơi khác, trong khi chi phí dành cho đào tạo này là không nhỏ. Đào tạo ra để doanh nghiệp khác hưởng lợi là điều mà không doanh nghiệp nào muốn”, ông Phong nói. Đặt vấn đề về cam kết thời gian làm việc giữa doanh nghiệp và người lao động, ông Phong cho rằng rất khó vì nhảy việc là xu hướng chung. Chỉ có thể hạn chế nhảy việc bằng cách đưa ra các chính sách, chế độ đãi ngộ tốt; nhưng thực tế làm vậy rất tốn kém, hơn nữa đây là giai đoạn doanh nghiệp đang tập trung mọi nguồn lực phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Càng có nhiu k năng càng tt

Bà Nguyễn Quỳnh Anh nhìn nhận, qua các đợt dịch bùng phát, doanh nghiệp cũng đã có bước chuẩn bị về nhân lực, trong đó có đòi hỏi cao hơn về trình độ cũng như kỹ năng ở người lao động. Sau mỗi đợt dịch, người lao động mất việc, có nguy cơ mất việc càng tăng. Và thời điểm này được xem là cơ hội để doanh nghiệp tranh thủ tuyển dụng lao động giỏi. Từ nguồn lao động dôi dư do biến động của dịch Covid-19, doanh nghiệp lựa chọn, sàng lọc kỹ nhằm sở hữu đội ngũ nhân lực chất lượng hơn. “Qua sàng lọc, đội ngũ lao động có tay nghề thấp, thiếu kỹ năng sẽ bị loại. Do vậy, để có thể thích ứng trong mọi điều kiện, yêu cầu đầu tiên mà người lao động phải có bên cạnh tay nghề là kỹ năng, càng có nhiều kỹ năng càng tốt. Đây cũng là xu hướng tuyển dụng của doanh nghiệp trong giai đoạn mới mà các trường nghề cần nắm bắt để có chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của người học và nhu cầu của doanh nghiệp”, bà Quỳnh Anh gợi ý.


Ngưi hc ngành k thut đăng ký tìm vic làm ti mt ngày hi vic làm

Trở lại nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ trung cấp, vì sao trình độ này lại hút lao động hơn trình độ cao đẳng và đại học? Ở góc độ doanh nghiệp, ông Phan Thành Tân (cán bộ đào tạo của Công ty CP Xây dựng và Thi công tủ bảng điện Nam Thành ở TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương) cho biết với đặc điểm, cơ hội và thách thức sau tác động của dịch Covid-19, doanh nghiệp xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng hơn từ số lao động sẵn có. Chỉ một số bộ phận doanh nghiệp đào tạo để trở thành quản lý, còn lại vẫn tuyển dụng lao động trung cấp qua các nguồn: Tự đào tạo, đặt hàng đào tạo hoặc tuyển mới… “Chúng tôi vẫn giữ quan điểm coi trọng chất lượng lao động hơn là bằng cấp của người lao động. Ở một số vị trí, mặc dù chỉ trình độ trung cấp nhưng chúng tôi sẳn sàng trả mức lương sàn của trình độ cao đẳng, đại học. Đây là mức lương tương xứng với năng lực, cũng là cách giữ chân lao động, đồng thời phát huy tính sáng tạo, nỗ lực của người lao động”, ông Tân quả quyết.

Trước yêu cầu về kỹ năng mới từ người lao động, TS. Phạm Vũ Quốc Bình (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH) đề nghị các trường nghề cần quan tâm hơn nữa đến nội dung đào tạo kỹ năng, đảm bảo người học ra trường có thể thích ứng ngay với môi trường doanh nghiệp. Để đào tạo kỹ năng hiệu quả, nhà trường cần quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp, tạo điều kiện để người học tiếp cận với trang thiết bị hiện đại. Học nghề nào, trình độ nào cũng đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng. Thời điểm này, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc đào tạo lại, cả nâng cao tay nghề và kỹ năng đối với đội ngũ lao động.

Bài, ảnh: Trn Anh

Bình luận (0)