Hội nhậpThế giới 24h

Khai mạc hội nghị thượng đỉnh EU

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ngày 18/10, hội nghị thượng đỉnh thường niên mùa Thu của Liên minh châu Âu (EU) đã khai mạc tại thủ đô Brussels của Bỉ.

Đây là hội nghị thăm dò nhằm đưa ra những định hướng về tương lai của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và chủ yếu tập trung thảo luận về Liên minh Kinh tế và Tiền tệ (EMU), thông qua báo cáo của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rompuy. Đây cũng được coi là bước chuẩn bị quan trọng cho Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra vào tháng 12 tới.

Ngoài thảo luận việc thành lập Cơ chế giám sát chung (SSM) đối với hệ thống ngân hàng của Eurozone và kiểm soát ngân sách các quốc gia thành viên – chủ đề gây tranh cãi nhiều nhất trong thời gian qua, các nhà lãnh đạo EU còn đề cập đến qui mô của Cơ chế Bình ổn châu Âu, với chức năng tái cấp vốn trực tiếp cho những ngân hàng yếu kém trong khu vực.

Trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh vài giờ, Thủ tướng Đức đã yêu cầu tăng quyền lực nhiều hơn cho Cao ủy EU phụ trách các vấn đề kinh tế, theo đó có quyền phủ quyết ngân sách của các quốc gia thành viên

Chủ tịch Ủy ban EU Jose Manuel Barroso, Chủ tịch Hội đồng EU Herman Van Rompuy và Tổng thống CH Sip Demetris Christofias trước hội nghị Hội đồng EU. Ảnh: AFP/TTXVN

Cũng tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo EU sẽ thăm dò khả năng có thêm các cơ chế đặc biệt cho Eurozone, như một ngân sách đặc biệt cho khối này, thiết lập một ngân khố, tăng cường sự tập trung ở cấp độ liên minh trong các lĩnh vực ngân sách, quyền điều hành kinh tế và một quỹ mua lại nợ.

Mặc dù các vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp và Tây Ban Nha hiện chưa có trong chương trình nghị sự chính, song nếu những đồn đoán rộ lên trước thềm hội nghị về việc Madrid có thể chính thức đệ đơn xin cứu trợ trở thành hiện thực, vấn đề này có thể sẽ làm đảo lộn chương trình nghị sự hội nghị. Trước đó, phát biểu trước thềm hội nghị thượng đỉnh EU, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã kêu gọi các nước nỗ lực nhiều hơn nữa nhằm thúc đẩy tăng trưởng ở khu vực này khi cho rằng suy thoái kinh tế cũng là mối nguy lớn không kém tình trạng thâm hụt ngân sách.

Theo ông Hollande, các nước Eurozone nên tập trung thúc đẩy nhu cầu trong nước bằng việc tăng lương và giảm thuế. Ông cho rằng việc không vực dậy được nền kinh tế trong khu vực cũng đồng nghĩa với việc kỷ luật ngân sách sẽ không được tuân thủ. Tuy nhiên, quan điểm này của Pháp ngược lại với lập trường của Đức, nước ủng hộ các biện pháp khắc khổ để hạ thâm hụt ngân sách.

Trong khi ông Hollande muốn Eurozone chia sẻ nợ thông qua hình thức phát hành trái phiếu chung, Đức phản đối biện pháp này, cho rằng chỉ cần thực hiện khi những nước vi phạm kỷ luật ngân sách lành mạnh hóa được nền tài chính công của họ. Ông Hollande khẳng định mục tiêu dài hạn sẽ là giảm bớt khác biệt lớn về chi phí vay mượn giữa các nước trong Eurozone, khi một số nước đang đi vay với lãi suất 1% trong lúc số khác lại phải chịu mức lãi suất 7%.

TTXVN/Tin tức

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)