Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Phát hiện hành tinh mới lớn gấp 13 lần sao Mộc

Tạp Chí Giáo Dục

Các nhà khoa học tìm ra hành tinh OGLE-2016-BLG-1190Lb nằm ngay giữa dải Ngân hà, cách Trái Đất 22.000 năm ánh sáng.
Các nhà khoa học phát hiện hành tinh mới có kích thước gấp 13 lần sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời, ở trung tâm dải Ngân hà, theo Yahoo News. Hành tinh mới có tên OGLE-2016-BLG-1190Lb, cách Trái Đất 22.000 năm ánh sáng.
Hành tinh mới được phát hiện bằng kỹ thuật khuếch đại hấp dẫn.
Hành tinh mới được phát hiện bằng kỹ thuật khuếch đại hấp dẫn.
OGLE-2016-BLG-1190Lb xoay quanh ngôi sao trung tâm với chu kỳ quỹ đạo khoảng ba năm. Các nhà khoa học phát hiện hành tinh này nhờ sử dụng kỹ thuật khuếch đại hấp dẫn (microlensing), đo sự biến dạng của ánh sáng khi một ngôi sao đi qua trước một ngôi sao khác.
Khối lượng của hành tinh này nằm ngay tại "giới hạn đốt cháy hydro nặng", mốc phân chia quy ước giữa hành tinh và sao lùn nâu. Các nhà nghiên cứu cho biết, OGLE-2016-BLG-1190Lb cũng có thể là một sao lùn nâu, thiên thể lớn hơn hành tinh nhưng chưa đủ lớn để duy trì quá trình tổng hợp hạt nhân khiến các ngôi sao bốc cháy.
"Chúng tôi báo cáo về việc phát hiện OGLE-2016-BLG-1190Lb. Đây có thể là hành tinh đầu tiên do kính viễn vọng không gian Spitzer phát hiện ở chỗ phình của dải Ngân hà, có thể được xác nhận bằng hai giai đoạn ảnh với độ phân giải cao của thiên thể", nhóm nghiên cứu viết.
HT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)