Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chú trọng phát triển đội ngũ làm hướng nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Tiu ban Giáo dc ph thông thuc Hi đng Quc gia Giáo dc và Phát trin nhân lc va t chc phiên hp trc tiếp kết hp trc tuyến ch đ: “Gii pháp thc hin phân lung hưng nghip HS trong thc hin Chương trình giáo dc ph thông năm 2018”.


Hc sinh tham gia mt hot đng tư vn hưng nghip

Phiên họp nhằm thu nhận các ý kiến về bài học kinh nghiệm trong phân luồng, hướng nghiệp cho HS phổ thông trong giai đoạn 2018-2021 theo Quyết định số 522 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 522); thu nhận đề xuất giải pháp cho công tác phân luồng, hướng nghiệp HS phổ thông khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018.

Có 4/6 tiêu chí đt mc tiêu

Sơ lược kết quả 3 năm thực hiện Đề án 522, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành cho biết, theo thống kê báo cáo của UBND các tỉnh thành, có 4/6 tiêu chí của Đề án giai đoạn 2018-2020 đã đạt mục tiêu đề ra. Cụ thể, 68,52% cơ sở trên cả nước đã đáp ứng được tiêu chí “Trường THCS có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương”, trong khi mục tiêu của đề án là 55%. Tương tự, có 75,93% cơ sở trên cả nước đáp ứng được tiêu chí “Trường THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương”, cao hơn mục tiêu đề án 15,93%. Đối với tiêu chí “Trường THCS và trường THPT có GV kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ”, tỷ lệ đạt được cũng vượt hơn mục tiêu lần lượt là 19,07% và 17,78%.

Hai tiêu chí chưa hoàn thành mục tiêu là “HS tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp” và “HS tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ CĐ”.

Việc thực hiện 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS phổ thông cũng đạt một số kết quả tích cực. Trong đó, nổi bật như việc bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho HS học liên thông giữa các trình độ đào tạo; cơ chế chính sách khuyến khích HS đi học nghề… Các cơ sở giáo dục phổ thông đã tích cực đổi mới, đa dạng hóa hình thức tư vấn hướng nghiệp để phù hợp với lứa tuổi HS. Nhiều hoạt động giáo dục gắn với giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS phù hợp với bối cảnh của địa phương như: Mô hình giáo dục gắn với đồi chè, vườn mía, cà phê thường xuyên triển khai tại các trường ở Lào Cai, Tuyên Quang và một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Giáo dục STEM trong cơ sở giáo dục phổ thông ngày càng được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực…

Nâng cao cht lưng đi ngũ làm hưng nghip

Bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động phân luồng hướng nghiệp cho HS vẫn gặp nhiều hạn chế do tâm lý của phụ huynh, HS “chuộng” học tiếp lên ĐH hoặc ở nhà lao động kiếm sống. Đội ngũ GV kiêm nhiệm công tác này chưa được đào tạo bài bản nên còn hạn chế về năng lực thực hiện. Nhiều địa phương chưa có đủ hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để thu hút HS. Thông tin về thị trường lao động vẫn còn hạn chế, chưa đầy đủ, công khai nên khó thuyết phục HS và phụ huynh tham gia phân luồng, hướng nghiệp.

Khi thảo luận giải pháp thực hiện phân luồng hướng nghiệp HS trong thực hiện Chương trình GDPT năm 2018, nhiều đại biểu dành sự quan tâm lớn đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ GV. Một số chuyên gia đề xuất đào tạo văn bằng 2 hoặc chứng chỉ nghiệp vụ cho GV được phân công thực hiện công tác này, thay vì chỉ bồi dưỡng thường xuyên như hiện nay.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, Tiểu ban Giáo dục phổ thông sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến chuyên gia để hoàn thiện báo cáo sơ kết và xây dựng phương hướng cho giai đoạn tới. Trong đó, một số giải pháp lớn được đề cập là tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho HS phổ thông, phụ huynh; làm tốt việc bố trí, bồi dưỡng GV để đảm đương nhiệm vụ này.

Hiện hơn 70% cơ sở giáo dục phổ thông đã có GV kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Tỷ lệ này ở địa phương có điều kiện khó khăn là 50%. Tuy nhiên, mục tiêu đến năm 2025 là 100% trường có GV kiêm nhiệm công tác này và đáp ứng yêu cầu chuyên môn. Do đó, việc phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra ở giai đoạn tới.

Vit Ngân

Bình luận (0)