Hội nhậpThế giới 24h

Ngân hàng lớn thứ hai của Mỹ bị tố gian lận tín dụng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

 Chính phủ Mỹ đã khởi kiện Bank of America (BoA) với cáo buộc ngân hàng lớn thứ 2 nước Mỹ này gây thiệt hại ngân sách quốc gia hơn 1 tỉ USD khi bán hàng ngàn khoản nợ xấu vay thế chấp bất động sản cho hai tập đoàn tài chính Fannie Mae và Freddie Mac, Reuters đưa tin ngày 25.10.

Vào tháng 7.2008, ngân hàng BoA đã mua lại tập đoàn tài chính chuyên cho vay thế chấp mua nhà Countrywide.
Căn cứ theo đơn kiện gửi đến một tòa án liên bang ở New York, Bộ Tư pháp Mỹ tố cáo Countrywide vào năm 2007 đã phác thảo và BoA sau khi mua lại tập đoàn này cũng đã tiếp tục một kế hoạch lừa đảo tài chính nhằm tăng tốc quá trình cho vay thế chấp để mua nhà.

Bank of America (BoA) bị chính phủ Mỹ tố cáo gian lận tín dụng gây thiệt hại ngân sách quốc gia hơn 1 tỉ USD – Ảnh: Reuters
Cho vay thế chấp bất động sản (mortgage loan) là hình thức cho vay tiền mua nhà với tài sản thế chấp là chính căn nhà mà người vay cần mua.
Vào năm 2007, thị trường cho vay thế chấp thứ cấp (subprime mortgage market) tại Mỹ sụp đổ, khiến Countrywide lo lắng cho hoạt động kinh doanh của tập đoàn.
Để tiếp tục đẩy mạnh các khoản vay thế chấp mua nhà, Countrywide đã tung ra chương trình cho vay nhanh với khẩu hiệu “Các khoản vay luôn tăng, chứ không bao giờ giảm”.
Sau khi chương trình được triển khai, các giám đốc phụ trách mảng cho vay thế chấp để mua nhà của Countrywide đã phớt lờ các bước kiểm tra tài sản thế chấp hay tình hình tài chính của người vay để đảm bảo an toàn cho các khoản vay, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.
Trong khi nới lỏng các quy định về cho vay, Countrywide lại thuyết phục Fannie Mae và Freddie Mac mua lại các khoản nợ vay của mình với cam kết sẽ siết chặt hơn nữa các quy định nói trên.
Fannie Mae và Freddie Mac, hai tập đoàn tài chính được chính phủ Mỹ quốc hữu hóa vào năm 2008, chuyên mua và chứng khoán hóa các khoản thế chấp.
Bộ Tư pháp Mỹ cũng cáo buộc rằng, sau khi nhận thấy số vụ vỡ nợ tăng mạnh, các giám đốc điều hành tại Countrywide đã giấu nhẹm vụ việc.
Sau khi mua lại Countrywide, BoA vẫn tiếp tục bán các khoản nợ vay thuộc chương trình Hustle cho Fannie Mae và Freddie Mac cho đến hết năm 2009 và đã từ chối mua lại các khoản nợ xấu trên sau khi số lượng người vay vỡ nợ tăng vọt, theo cáo buộc của Bộ Tư pháp Mỹ.
Cũng theo đơn kiện, Fannie Mae và Freddie Mac thiệt hại 1 tỉ USD vì các khoản nợ xấu của Countrywide.
Khoảng 170 tỉ USD tiền thuế đã được chi ra để giúp Fannie Mae và Freddie Mac “sống sót” và theo ước tính của Bộ Tư pháp Mỹ, sẽ cần phải chi thêm 260 tỉ USD nữa để giúp duy trì hoạt động của hai tập đoàn này vào năm 2014, theo AP.
Theo TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)