Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đội tàu gia đình trên ngư trường Hoàng Sa

Tạp Chí Giáo Dục

Yêu bin, xem ngư trưng thân thuc như vưn nhà, ông Nguyn Văn Hoàng phưng Ni Hiên Đông (Q.Sơn Trà – TP.Đà Nng) cùng hai con trai sut bao năm qua đu kiên trì bám bin, bám ngư trưng Hoàng Sa. H không ch là th lĩnh ca ba con tàu công sut ln vươn khơi mưu sinh mà chính h là nhng “ct mc sng” góp phn bo v ch quyn bin đo.


Ba cha con lão ngư Nguy
n Văn Hoàng trên 3 chiếc tàu ln vươn khơi

1.Những ngày tháng 3, Âu thuyền Thọ Quang thuộc TP.Đà Nẵng nhộn nhịp hơn hẳn. Nhiều ngư dân tất bật chuẩn bị cho chuyến biển dài đánh bắt vụ cá Nam – một vụ chính trong năm với những người làm nghề biển. Những con tàu lần lượt được “đánh thức”, nhổ neo hướng về phía biển cả. Nhiều chuyến khác thì cập bến đầy ắp cá tôm. Trở về sau chuyến biển được mùa, ngư dân Nguyễn Văn Hoàng (55 tuổi, trú phường Nại Hiên Đông), thuyền trưởng tàu cá ĐNa 91047TS nở nụ cười tươi: “Ngư trường là vườn nhà. Người nông dân gìn giữ mảnh vườn của mình thế nào thì những ngư dân chúng tôi gìn giữ ngư trường như thế đó. Vừa đánh bắt vừa góp phần canh giữ biển đảo tổ quốc để không bị xâm lấn”, ông Hoàng hồ hởi nói. Đợt vươn khơi lần này cả 3 con tàu gia đình đều hướng về vùng biển Hoàng Sa. Hơn 1 tuần đánh bắt, trúng luồng cá nên trở về cùng lúc. Ông Hoàng nói, hôm nay cả ba cha con đều bán hết sạch cá khi tàu vừa cập bến. Dự kiến nghỉ ngơi vài hôm để chuẩn bị thực phẩm rồi rồi lại tiếp tục đi chuyến nữa.

Ở Nại Hiên Đông, nhắc đến ông Hoàng, nhiều người biết đến một đội tàu gia đình có tới 3 con tàu công suất lớn, kinh nghiệm đánh bắt hải sản dày dặn. Ngoài chiếc tàu lớn do ông điều khiển còn 2 cậu con trai là Nguyễn Văn Tiến (37 tuổi), thuyền trưởng tàu ĐNa 90758TS và con thứ Nguyễn Văn Tiền (32 tuổi), thuyền trưởng chiếc ĐNa 90919TS, đều có công suất 820CV.

2.Ông Hoàng kể, từ thời còn thiếu niên đã “đi bạn” theo các tàu ra biển. Mê biển, từ đó khao khát đóng được một con tàu lớn do chính mình làm chủ luôn thường trực trong ông. Lớn lên lập gia đình, theo nhiều chuyến biển dài ngày hơn, tích cóp từng ít một. Cùng với khoản tiền vay mượn, hai vợ chồng ông đóng được tàu lớn. “Gánh khoản nợ hai vợ chồng cũng lo lắm. Nhiều đêm cứ thao thức không ngủ. Biển giã làm sao biết được mùa hay thất bát. Mỗi lần tôi ra khơi đều đưa theo hai con trai, phần vì con cũng mê biển, phần khác đỡ chi phí thuê nhân công. Thế rồi những chuyến vươn khơi đầu tiên trên ngư trường Hoàng Sa, tàu của tôi trúng lớn. Các khoản nợ được dần trả hết”, ông Hoàng cho biết.

Trả được nợ, vợ chồng ông Hoàng nghĩ đến chuyện đóng tàu cho hai con trai. Ngư trường Hoàng Sa trở thành nơi giúp họ thực hiện ước mơ. Lần lượt một rồi hai chiếc tàu được đóng mới. Ông Hoàng nhớ lại: “Năm 2016, Nguyễn Văn Tiến “ra riêng”. Tiến theo tôi đi biển từ khi chỉ mới 11 tuổi, rành rẽ từng vị trí trên ngư trường Hoàng Sa. Ngày trao tàu lớn cho con, nhờ đó tôi yên tâm”. Có tàu lớn, anh Tiến tự tin đi nhiều chuyến biển dài ngày. Học được kinh nghiệm từ xa, anh dễ dàng đọc được con nước để đoán định luồng cá. Không chỉ vậy, tàu của anh luôn đánh bắt gần tàu của cha để sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố bất trắc giữa trùng khơi nhiều sóng to gió lớn.

Hai năm sau, chiếc tàu thứ 3 của gia đình ông Hoàng được đóng mới do con trai thứ Nguyễn Văn Tiền làm thuyền trưởng. Anh Tiền nhớ lại: “Thật khó để diễn tả hết cảm xúc ngày con tàu thứ 3 rời Âu thuyền Thọ Quang trực chỉ Hoàng Sa. Trên vùng biển ấy, 3 con tàu của gia đình đều treo cờ tổ quốc. Giữa quảng nghỉ buông lưới, thi thoảng tôi cứ nhìn về hướng tàu của cha và anh đang đánh bắt, cảm thấy vui và tự hào”.


N
i tiếp truyn thng ca cha ông, ngư dân Nguyn Văn Hoàng kiên trì bám bin, bo v ch quyn bin đo

“Anh em ngư dân chúng tôi quan nim, trên đt lin thì mi ngưi mt gia đình, mt t, mt xóm, mt khu ph… khác nhau nhưng trên vùng bin Hoàng Sa này tt c là gia đình ln. Ngư trưng Hoàng Sa là ngư trưng truyn thng, bao đi nay cha ông mình đánh bt và gìn gi, nay thế h tr tiếp ni điu đó”, anh Tiến nói.

3.Ở tuổi 55, lão ngư Nguyễn Văn Hoàng vẫn rất rắn rỏi và khỏe mạnh trước những đợt sóng biển tung bọt trắng xóa. Ba cha con – mỗi người chỉ huy một con tàu nhưng ông vẫn luôn nhắc nhở các con trước những chuyến vươn khơi là phải cố gắng thật nhiều để mang về thành quả tốt. Hơn thế, ngư dân trên biển không chỉ mưu sinh mà còn góp phần canh giữ ngư trường, giữ gìn vùng biển đảo tổ quốc. Cả 3 cha con ông đều là thành viên cốt cán của Tổ tàu thuyền đoàn kết, an toàn của phường Nại Hiên Đông. Anh Nguyễn Văn Tiến (thuyền trưởng tàu ĐNa 90758TS) còn làm tổ trưởng tổ đoàn kết trên biển. Trong những chuyến ra khơi, anh đều tiên phòng dẫn dắt và tổ chức đánh bắt thủy sản rất hiệu quả. “Thông qua tần số riêng trên ICOM, các tàu cá giữ kết nối để chia sẻ thông tin về vị trí nào dồi dào hải sản. Trên biển, khi có những tình huống bất trắc, Tổ kịp thời tương trợ cho nhau. Anh em ngư dân chúng tôi quan niệm, trên đất liền thì mỗi người một gia đình, một tổ, một xóm, một khu phố… khác nhau nhưng trên vùng biển Hoàng Sa này tất cả là gia đình lớn. Ngư trường Hoàng Sa là ngư trường truyền thống, bao đời nay cha ông mình đánh bắt và gìn giữ, nay thế hệ trẻ tiếp nối điều đó”, anh Tiến nói. Hỏi anh về những hiểm nguy trên biển, anh bảo, ở đâu cũng có những hiểm nguy, bất trắc nhưng một khi đã gắn bó thì sẽ vượt qua.

Đại úy Dương Hữu Hưng, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Sơn Trà cho biết: “Những năm qua, các thành viên Tổ tàu đoàn kết ở Nại Hiên Đông nói chung và gia đình ông Nguyễn Văn Hoàng nói riêng không chỉ luôn chấp hành pháp luật trong quá trình đánh bắt hải sản trên biển mà trong quá trình hoạt động ở vùng khơi, các ngư dân đều chung tay cùng ngành chức năng bảo vệ chủ quyền. Riêng ngư dân Nguyễn Văn Tiến trong vai trò tổ trưởng đã cung cấp cho Đồn Biên phòng Sơn Trà rất nhiều thông tin có giá trị liên quan đến tình hình an ninh trên biển, các vụ việc tàu nước ngoài xua đuổi, cản trở hoạt động khai thác hải sản của ngư dân Việt Nam… Qua đó, đơn vị đã kịp thời theo dõi, nắm tình hình trên biển đề xuất lên cấp trên để điều động lực lượng, phương tiện tham gia bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự, tổ chức tìm kiếm cứu nạn.

Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)