Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

“Vườn Di sản ASEAN” trên cao nguyên

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng ngày gia tháng 11-2021 mưa bi, tôi tr li Vưn quc gia (VQG) Bidoup – Núi Bà. Dù ln th 3 đến đây, tôi vn ng ngàng trưc s k vĩ ca thiên nhiên vi mt di rng nguyên sinh bt ngàn, “kho báu” vô giá mà thiên nhiên đã ban tng cho Lâm Đng. Sau cái bt tay thân mt, TS. Lê Văn Hương cưi tươi cho chúng tôi biết, VQG Bidoup – Núi Bà hin nay là Vưn Di sn ASEAN…


Khách du lch tham quan, tri nghim trong rng nguyên sinh Bidoup – Núi Bà

Lần gần nhất tôi đến VQG Bidoup – Núi Bà, đến nay cũng đã gần 7 năm rồi. Chừng ấy thời gian đã có biết bao thay đổi; đặc biệt, mỗi ngày ở VQG này, cán bộ, viên chức, nhân viên – những con người yêu rừng đang nỗ lực bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của đất nước đều đón nhận bao niềm vui mới! Bởi Bidoup – Núi Bà không còn heo hút, xa lạ mà đã được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, nhất là giới khoa học và học sinh, sinh viên biết tên, tìm đến tham quan, nghiên cứu, khám phá, học tập, trải nghiệm….

Hiện tại, diện tích quản lý của VQG Bidoup – Núi Bà là 69.663ha và có trên 300.000ha rừng nguyên sinh trải dài từ Lâm Đồng tiếp giáp với các tỉnh Đắk Lắk, Khánh Hòa, Ninh Thuận… tạo thế liên hoàn trên vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ. Bidoup – Núi Bà là một “bảo tàng thiên nhiên” rất có giá trị; 1 trong 4 trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam và là 1 trong 5 VQG lớn nhất Việt Nam. Bidoup – Núi Bà có nhiều kiểu rừng: Rừng thưa cây lá kim, rừng kín xanh mưa ẩm, rừng kín hỗn giao cây lá rộng và lá kim á nhiệt đới, rừng lùn đỉnh núi, rừng tre nứa hỗn giao, với hơn 400 loài rêu rất thích hợp cho các loài cây, hoa cộng sinh phát triển… Đặc biệt, VQG Bidoup – Núi Bà có 12.000ha rừng thông lớn nhất Đông Nam Á, được coi là độc đáo và đẹp nhất trong các kiểu rừng thông ở Việt Nam.


Các đoàn hc sinh, sinh viên cm tri, t chc các trò chơi dân gian ti VQG Bidoup – Núi Bà

“Sở hữu” vùng rừng nguyên sinh rộng lớn, VQG Bidoup – Núi Bà có hệ sinh thái động, thực vật rất đa dạng và phong phú. Điều đáng quý là tại đây hiện có rất nhiều loài thực vật và động vật đặc hữu thuộc nhóm quý hiếm, nằm trong sách đỏ của Việt Nam và danh mục sách đỏ IUCN (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên).

Về thực vật, có 2.077 loài, trong đó 96 loài đặc hữu và 62 loài quý hiếm; một số loài quý hiếm có giá trị như thông đỏ, thông 3 lá, thông 5 lá Đà Lạt, pơ mu; đặc biệt, thông 2 lá dẹt trên thế giới duy nhất chỉ có ở VQG Bidoup – Núi Bà. Các nhà khoa học quốc tế đã khảo sát, đánh giá, hiện tại VQG này có hàng ngàn cây pơ mu và thông 2 lá dẹt sống xen trong các rừng thông; và có một cây pơ mu đại thụ hơn 1.300 tuổi, cao 40 mét, chu vi 13,5 mét. Bidoup-Núi Bà cũng là vương quốc các loài hoa lan Việt Nam, với 302 loài, 30 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam 2007 và sách đỏ IUCN 2010.

Về động vật, là nơi sinh sống của hơn 422 loài động vật có xương sống. Có 32 loài nằm trong danh lục Sách đỏ của IUCN. Nhiều động vật quý hiếm như: Cu li nhỏ, khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi dài, chà vá chân đen, vượn má vàng, gấu chó, báo lửa, sói lửa, bò tót, sơn dương… Có 131 loài thú và các loài thú lớn móng guốc: Bò tót (Bos gaurus), Trâu rừng (Bubalus arnee)… Các loài linh trưởng khá phong phú (7 loài). Số loài thú cần bảo tồn tại VQG Bidoup – Núi Bà gồm 63 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ quốc tế IUCN 2009…

VQG Bidoup – Núi Bà còn là 1 trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới; trong đó, có 127 loài chim nằm trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và Sách đỏ IUCN 2012. Tại đây hiện có 3 vùng chim quan trọng là Bidoup, Langbiang và Cổng Trời (nằm trong 63 vùng chim quan trọng của Việt Nam), với 226 loài khác nhau; một số loài chim đặc hữu như: Khướu đầu đen (Garrulax milleti), khướu đầu đen má xám (Garrulax yersini), trĩ sao (Rheinardia ocellata), mi Langbiang (Crocias langbianis), sẻ thông họng vàng (Carduelis monguilloti)… Ngoài ra, còn ghi nhận tại vùng Bidoup – Núi Bà hiện có 76 loài lưỡng cư, bò sát, các loài cá, bướm, côn trùng thủy sinh cư trú.

TS. Lê Văn Hương còn cho biết, những năm gần đây VQG đã phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu, phát hiện và công bố hơn 50 loài thực vật và 5 loài động vật mới có giá trị tại đây, cung cấp cho khoa học. Đồng thời, VQG đang tiếp tục tổ chức các đợt khảo sát, ghi nhận thêm các giá trị mới về thực vật, động vật, các thác nước, suối nước… nguyên sinh, còn “bí ẩn” tại “bảo tàng thiên nhiên” vô cùng quý giá này.

Tôi thực sự “choáng ngợp” trước một không gian tự nhiên mênh mông và bạt ngàn rừng xanh, thác nước, cỏ cây, hoa đẹp và muôn thú; trong đó, có nhiều chủng, loài thực vật, động vật đặc biệt quý hiếm đang hiện hữu tại đây. Có lợi thế về khí hậu, tự nhiên thiên nhiên và đa dạng sinh học, VQG Bidoup – Núi Bà đang tập trung phát triển du lịch sinh thái, gắn với giáo dục môi trường; địa chỉ tham quan, học tập lý tưởng của học sinh, sinh viên các trường phổ thông, CĐ, ĐH trong cả nước. Lãnh đạo VQG Bidoup – Núi Bà cho biết, hàng năm, nhất là vào dịp nghỉ hè, mỗi ngày có từ 5-10 đoàn học sinh, sinh viên các trường học trong và ngoài tỉnh về đây cắm trại, sinh hoạt, tham quan nghiên cứu chuyên đề bảo vệ động, thực vật quý hiếm tại VQG. Hiện có trên 40 trường học đã ký kết với VQG Bidoup – Núi Bà để duy trì tổ chức chương trình giáo dục môi trường cho học sinh, sinh viên…


H thng các khu nhà ngh riêng bit dành cho khách  li qua đêm ti VQG Bidoup – Núi Bà

Đến nay, VQG Bidoup – Núi Bà đã hợp tác với 20 tổ chức quốc tế, thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học về bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng tự nhiên, nghiên cứu khoa học. Trong đó, hợp tác với tổ chức JICA (Nhật Bản) thực hiện đề án phát triển dịch vụ môi trường rừng, tạo sinh kế cho người dân bản địa; 5 năm gần đây, VQG giao 53.750ha rừng cho 1.553 hộ dân nhận chăm sóc, bảo vệ và hợp đồng 2 doanh nghiệp thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái. VQG Bidoup – Núi Bà đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hiện đại; xây dựng hệ thống nhà nghỉ cho du khách ở lại qua đêm, với 15 khu nhà riêng biệt, có sức chứa 7 khách/nhà; có đường nhựa nội bộ đi lại; nhà hàng phục vụ ăn uống rộng rãi; bổ sung, nâng cấp các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa bản địa phục vụ khách du lịch…

Bộ máy cán bộ, viên chức, nhân viên của VQG được kiện toàn, đảm bảo lãnh đạo, điều hành hoạt động; nhất là đội ngũ hướng dẫn viên, diễn giải viên trẻ được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ, khá năng động “đủ sức” khai thác, phát triển các tour, tuyến du lịch phục vụ khách tham quan và nghiên cứu khoa học tại đây.

Đánh giá, ghi nhận về tiềm năng, vốn quý của VQG Bidoup – Núi Bà, ngày 6-9-2015, Khu dự trữ sinh quyển LangBiang có vùng lõi là VQG Bidoup – Núi Bà đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 9 của Việt Nam. Và, tháng 12/2019, VQG Bidoup – Núi Bà được công nhận là Vườn Di sản ASEAN…

Ghi chép: Thanh Dương Hng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)