Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Trường học mở cửa “thời Covid-19”: Thầy và trò cần làm gì để an toàn?

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM đang tính toán m ca trưng hc. Trưc mt s thí đim mt s khi lp vào gia tháng 12 đ thích ng an toàn vi dch Covid-19 trong giai đon bình thưng mi. Nhm hn chế đến mc thp nht s lây lan dch bnh trong trưng hc, các chuyên gia y tế cho rng, cn nâng cao ý thc phòng dch ca thy và trò đ không hoang mang, ch đng trưc các tình hung phát sinh.


Tiêm vc-xin cho HS là mt trong nhng bin pháp phòng chng dch Covid-19 trưc khi m ca trưng hc

Xây dng c th 3 phương án

BS Đào Phú Khánh – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM – nhìn nhận, khi trường học mở cửa, nhà trường phải chủ động xây dựng và cập nhật thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với từng cấp độ dịch.

Căn cứ theo quy định của Bộ GD-ĐT, mỗi trường phải xây dựng cụ thể phương án trước khi HS đến trường, khi HS đến trường và khi HS kết thúc buổi học.

Cụ thể, theo BS Khánh, trước khi HS đến trường, nhà trường cần xây dựng giải pháp sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch, đảm bảo cơ sở vật chất, vệ sinh, khử khuẩn; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch; rà soát kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống dịch, tổ an toàn Covid-19. Khi HS đến trường, cần thực hiện phân luồng các em ngay tại cổng trường; thực hiện vệ sinh bề mặt thường xuyên tiếp xúc; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca nghi ngờ. Khi HS kết thúc buổi học, nhà trường cần chú trọng thực hiện đảm bảo giãn cách hợp lý, tổ chức cho HS di chuyển khoa học.

“Điều quan trọng nhất khi mở cửa trường học là tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng chống dịch với phụ huynh, HS, cùng phối hợp nhịp nhàng, khoa học giữa gia đình và nhà trường, nâng cao ý thức tự phòng dịch…”, BS Khánh chia sẻ.

BS Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM – khẳng định, dịch bệnh Covid-19 làm đảo lộn nhiều thói quen sinh hoạt của trẻ như trẻ sẽ ăn ngủ thiếu điều độ, ham chơi, không uống nước, thiếu dưỡng chất dẫn đến sức đề kháng sẽ yếu. Nhiều HS còn học khuya, sáng ngủ bù… Việc học trực tuyến, ở nhà quá lâu, sinh hoạt rất khó điều độ. Tình trạng này kéo dài sẽ tác động xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ. Vì vậy, cha mẹ phải theo sát, hỗ trợ xây dựng thời khóa biểu linh hoạt cho trẻ, cụ thể về thời gian học tập, ngủ, vui chơi; hỗ trợ hình thành thói quen khi trẻ trở lại trường học.

“Sức đề kháng không phải tự nhiên sinh ra. Nó phụ thuộc vào sự bền vững từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày của mỗi người, từ thói quen ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, uống đủ nước, vận động hợp lý. Nếu thiếu sự cân đối, điều độ này thì rất khó có sức đề kháng tốt”, BS Khanh nêu rõ.

Cùng với thói quen sinh hoạt điều độ, BS Khanh cho rằng, yếu tố tâm lý với trẻ khi ở nhà cũng cực kỳ quan trọng. Việc đọc quá nhiều tin tiêu cực về dịch bệnh sẽ dễ khiến trẻ rơi vào vòng xoáy “nhiễu loạn” thông tin. Thậm chí, nghe tin bạn cùng lớp nhiễm Covid cũng có thể khiến trẻ stress. Tâm lý của phụ huynh không ổn định, lo lắng thái quá cũng có thể làm trẻ stress.

“Phụ huynh hãy cùng với trẻ tìm hiểu những thông tin tích cực, thư giãn. Trên hết là dạy trẻ biết chủ động phòng bệnh…”, BS Khanh nhấn mạnh.

Bình tĩnh khi phát hin F0 trong trưng hc

BS Khanh cho rằng, khi mở cửa trường học, việc phát hiện HS F0 là điều bình thường. Vì vậy, nhà trường, phụ huynh và HS phải hết sức bình tĩnh. Mở cửa trường học, HS đi học lại, nhà trường, ngành giáo dục cần tổ chức diễn tập, dự đoán kịch bản theo hướng dẫn của ngành y tế để không bị rối, không hoang mang, chủ động với các tình huống phát sinh… Tuy nhiên, lớp học, môi trường học đường luôn cần được vệ sinh, lau chùi sạch sẽ.

Trong trường hợp có HS ho, sốt khi đi học lại, nhà trường cần thực hiện tách HS đó ra khỏi môi trường lớp học và theo dõi. Trong trường hợp HS F0 thì phân tích HS đó tiếp xúc với ai, phân tích nguy cơ, đặt tình huống cụ thể để có hướng giải quyết. Nguyên tắc cần khoanh vùng nhỏ chứ không khoanh vùng lớn, tách đúng bộ phận tiếp xúc với HS F0 chứ không nhất thiết phải đóng cửa trường học.

“Hãy bình tĩnh ứng phó với dịch khi đi học trực tiếp. Làm đúng các hướng dẫn của ngành y tế: chích ngừa, phát hiện sớm, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên. Vai trò của ban giám hiệu, của giáo viên, phụ huynh và chính bản thân HS phải nhận thức đúng đắn vấn đề”, BS Khanh nêu rõ.

Với riêng phụ huynh, khi con trở lại trường học, chuyên gia này cho rằng, phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trường học “không là cầu nối phát tán virus”. Cụ thể, phụ huynh phải giáo dục, làm gương và hình thành cho trẻ thói quen rửa tay không chỉ ngăn ngừa bệnh Covid-19 mà còn là tay chân miệng… Cạnh đó, yếu tố tinh thần của gia đình cực kỳ quan trọng, hỗ trợ theo sát động viên trẻ, giúp trẻ thích ứng an toàn khi đi học trực tiếp.

Đ Lan

Bình luận (0)