Hội nhậpThế giới 24h

Trung Quốc “quay lưng”, doạ cắt viện trợ cho Triều Tiên

Tạp Chí Giáo Dục

 Trung Quốc – đồng minh thân thiết nhất của Triều Tiên – hôm nay đã đưa ra một cảnh báo thẳng thắn bất thường rằng nước này sẽ cắt giảm viện trợ nếu Bình Nhưỡng tiến hành một vụ thử hạt nhân thứ 3.

Binh sĩ Triều Tiên đứng gần bệ phóng tên lửa
Trung Quốc là đối tác thương mại và cung cấp năng lượng hàng đầu của Triều Tiên và được xem là một trong số ít quốc gia có thể gây ảnh hưởng tới các quyết định của Bình Nhưỡng. Bắc Kinh cũng thường đưa ra các bình luận kêu gọi sự ổn định và đối thoại.
Nhưng truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm nay đã bất ngờ có một cảnh báo thẳng thắn hiếm thấy về phía Triều Tiên.
“Nếu Triều Tiên tiến hành các vụ thử hạt nhân mới, Trung Quốc sẽ không ngần ngại giảm viện trợ cho Bình Nhưỡng”, tờ Thời báo Hoàn cầu có quan hệ gần gũi với đảng Cộng sản Trung Quốc, viết trong một bài xã luận đăng tải ngày 25/1.
“Trung Quốc hi vọng bán đảo Triều Tiên ổn định, nhưng nếu có vấn đề rắc rối ở đó thì cũng không phải là ngày tận thế”, Thời báo Hoàn cầu viết.
Bài viết cũng bày tỏ sự bất bình trước sự chỉ trích của Triều Tiên đối với Bắc Kinh vì ủng hộ nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hồi tuần này nhằm lên án vụ phóng lên lửa của Triều Tiên hồi năm ngoái và áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung.
Nghị quyết chỉ được thông qua sau các cuộc đàm phán kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc, nước có quyền phủ quyết trong Hội đồng bảo an và từng muốn che chắn cho Bình Nhưỡng khỏi các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn, các nguồn tin cho biết.
“Sau rất nhiều nỗ lực nhằm sửa chữa nghị quyết sơ bộ, Trung Quốc đã bỏ phiếu ủng hộ nó. Dường như Triều Tiên không đánh giá cao nỗ lực của Trung Quốc”, tờ Thời báo Hoàn cầu viết.
Trước đó, khi Triều Tiên thông báo hôm 24/1 rằng nước này Bình Nhưỡng sẽ tiến hành một vụ thử hạt nhân thứ 3, mặc dù không nói rõ khi nào, Bắc Kinh đã kêu gọi sự kiềm chế và nối lại các vòng đàm phán 6 bên.
Các cuộc đàm phán 6 bên do Trung Quốc chỉ trì cũng bao gồm 2 miền Triều Tiên, Mỹ, Nhật Bản và Nga.
Mục đích của đàm phán là thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lấy viện trợ và các đảm bảo và an ninh, nhưng quá trình đã bị đình trệ từ khi Triều Tiên rút khỏi đàm phán hồi năm 2009.
Theo DTO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)