Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Chứng bệnh thiếu máu não: “Kẻ giết người” thầm lặng

Tạp Chí Giáo Dục

Tại buổi hội thảo mới đây về phòng và trị chứng thiếu máu não, TS. Nguyễn Thị Sơn, phó trưởng khoa y học cổ truyền bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM cho biết, có tới 2/3 số người lớn tuổi mắc các bệnh lý về mạch máu và 25% tổng số các ca tai biến mạch máu não đều liên quan đến chứng thiếu máu não gây ra.

Tai biến mạch máu não cũng là bệnh có tỷ lệ tử vong có tỷ lệ tử vong cao, chỉ đứng thứ 3 trên thế giới sau các bệnh về ung thư, tim mạch. Theo thống kê của Bộ y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người mắc bệnh lý về tai biến mạch máu não và gần một nửa trong đó này tử vong. Chỉ riêng tại TP.HCM, số người tử vong do tai biến mạch máu não là 1.000/năm.

TS. Nguyễn Thị Sơn, phó trưởng khoa y học cổ truyền bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM
Nhiều triệu chứng phức tạp
Trao đổi tại buổi hội thảo, bác Phạm Thị Quỳnh, 63 tuổi ngụ tại phường Cầu Kho, Q.1 chia sẻ: bác thường cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ kéo dài dù vẫn thường xuyên đi thể dục vào mỗi buổi tối. “Thỉnh thoảng, tôi còn bị ù tai dù trong nhà không hề có gió hay tiếng động đột ngột. Vài người bạn của tôi ở tuổi này cũng thường phàn nàn là bị đau đầu, hay quên, thậm chí không nhớ mình đã nói gì, làm gì trước đó”. Tương tự, một vài người tham dự hội thảo cũng khẳng định mình cũng có các triệu chứng mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, chân tay tê ù. TS. Nguyễn Thị Sơn khẳng định: đây đều là những biểu hiện của chứng thiếu máu não.
Theo TS. Nguyễn Thị Sơn, hầu hết những người lớn tuổi tại Việt Nam đều mắc phải chứng thiếu máu não. Đây là tình trạng giảm lưu lượng máu tới não, dẫn tới giảm cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng não làm cho tế bào thần kinh thiếu năng lượng để hoạt động, ảnh hưởng đến cấu trúc, tồn tại và phát triển của hệ thần kinh trung ương. Thiếu máu não có rất nhiều biểu hiện lâm sàng phức tạp nên người bệnh thường bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tê hoặc nhức mỏi tay chân… Ngoài ra, những biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật như tim đập nhanh, rối loạn huyết động, cơn bốc hỏa, chậm chạp, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút… cũng là những dấu hiệu đáng ngờ của chứng thiếu máu não. Điều đáng nói là các triệu chứng này thường đến rất âm thầm và do áp lực, vấn đề tuổi tác nên nhiều người thường có tâm lý chủ quan, xem nhẹ.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Thị Sơn khẳng định, đây chỉ là những triệu chứng lâm sàng mà người bệnh có thể cảm nhận được ban đầu. Tình trạng thiếu mãu não nếu không được điều trị kịp sớm, tích cực sẽ tiến triển không ngừng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng như xơ hóa não, động kinh, Parkinson… và nếu kéo dài có thể dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ) với tỷ lệ tử vong từ 20-30 %, số còn lại có thể bị liệt, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động và nhận thức, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. “Điều đáng nói là chứng bệnh này đang được trẻ hóa khi nhiều người trẻ tuổi do làm việc trong môi trường căng thẳng, nhiều áp lực cũng mắc phải những triệu chứng tương tự. Số ca tử vong do đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng đang có chiều hướng tăng dần trong những năm gần đây. tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng nhìn chung độ tuổi bệnh nhân gặp phải các cơn đang ngày một trẻ hóa, thậm chí nhiều ca nhập viện chưa đến tuổi 20. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, thiếu máu não sẽ gây ra những biến chứng khôn lường, gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này”.

Hoàn toàn có thể phòng và trị
Về nguyên nhân gây ra chứng thiếu máu não, TS. Nguyễn Thị Sơn cho biết, có 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh lý thiếu máu lên não là: xơ vữa động mạch và thoái hoá đốt sống cổ dẫn đến hẹp lòng mạch máu nuôi não và đè ép vào mạch máu nuôi não làm giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng não, giảm khả năng cung cấp ôxy cho não… Dù chứng bệnh này thường gặp nhiều hơn ở những người cao tuổi do tình trạng lão hóa và những căn bệnh mãn tính về già, người lao động trí óc với cường độ cao, một số người có bệnh lý về hệ tim mạch như các huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao… nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị nhờ chế độ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý.
Cụ thể, người bị thiếu máu não cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp omega 3, chất sắt, các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Người bệnh không nên ăn nhiều thịt, các loại mỡ động vật, nội tạng động vật vì sẽ làm tăng hàm lượng choresterol trong cơ thể, là nguyên dân gây tắc nghẽn mạch máu, nên hạn chế nhiều rượu bia, đồ uống có ga, cồn, thuốc lá. Người bệnh cần kết hợp với tập luyện thể thao, luyện thở để giảm bớt sự hẹp lòng mạch, giúp giảm nguy cơ thiếu máu não và các bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch. Người lớn tuổi nên chọn bộ môn thể dục phù hợp với thể trạng và tình hình sức khỏe của mình, không nên tập quá gắng sức vì lúc này cơ thể đã lão hóa, khả năng phục hồi năng lượng, thể trạng đã kém hơn nhiều so với trước đây, rất dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Về chế độ chăm sóc sức khỏe, người cao tuổi cần đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và phòng ngừa sớm các chứng bệnh, trong đó có thiếu máu não.
Những điều kiêng kị khi bị thiếu máu não:
Người bị thiếu máu não cần tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không nên tắm nước lạnh khi mới đi ngoài trời nắng về, khi ngủ cần tránh vị trí gió lùa. Mùa lạnh mỗi khi thức dậy cần nằm tĩnh dưỡng một lúc mới ngồi dậy, tránh bị lạnh đột ngột bởi người cao tuổi khi bị thiếu máu não mà bị lạnh thì mạch máu co lại đột ngột, dễ khiến não thiếu máu đột xuất, dẫn đến tai biến mạch máu não. Những người bị thiếu máu não cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức hoặc đứng quá lâu dễ bị chóng mặt dẫn tới choáng ngất, không nên nóng giận đột ngột vì dễ làm mạch máu hẹp lại, dẫn đến nguy cơ đột quỵ xảy ra.
Nên sử dụng một số sản phẩm bổ trợ

Ngoài chế độ dinh dưỡng, luyện tập, chăm sóc sức khỏe hợp lý, các bác sĩ khuyên người mắc chứng thiếu mãu não nên sử dụng một số sản phẩm hoạt huyết, dưỡng não nhằm tăng cường tuần hoàn máu não có nguồn gốc dược liệu lành tính để đề phòng và điều trị.

Thùy Linh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)