Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Học ngành Kĩ thuật y sinh, ra làm kĩ sư lâm sàng

Tạp Chí Giáo Dục

Kĩ thuật y sinh là một ngành học còn rất mới mẻ và điểm chuẩn thường không cao chỉ từ 15-17 điểm. Chỉ tiêu ngành này của các trường cũng ít, mỗi năm có tổng hơn 100 chỉ tiêu.

Kỹ thuật y sinh hiện đang là một lĩnh vực đa ngành, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào việc tạo ra các phương pháp nghiên cứu và thiết bị phục vụ cho sức khỏe cũng như giúp hiểu biết sâu hơn về các tiến trình sinh học của con người.

Những sản phẩm của ngành này rất phong phú, bao gồm máy CT-scanner, X-quang, điện tâm đồ, nội soi, bộ phận nhân tạo trong cơ thể người, vật liệu sinh học…

Trong khi đó, Kĩ thuật y sinh là một ngành học còn rất mới mẻ, chỉ mới xuất hiện trong một vài năm gần đây ở một số trường đại học Bách khoa TP.HCM với số sinh viên đầu vào cũng rất thấp. Năm 2010, chỉ tiêu tuyển sinh của khoa Vật lý kỹ thuật (trong đó có ngành vật lý kĩ thuật y sinh) của trường đại học Bách khoa TP.HCM chỉ là 60. Trường đại học Quốc tế vừa mới mở ngành Kĩ thuật y sinh năm 2009 với hơn 70 sinh viên đang theo học.
Để đáp ứng nhu cầu xã hội, ngành Kĩ thuật y sinh tập trung vào định hướng nghiên cứu chế tạo và ứng dụng thiết bị y tế nhằm đào tạo đội ngũ kỹ sư có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa và chế tạo các thiết bị y tế – còn gọi là kỹ sư lâm sàng. Trong tương lai, nhà trường sẽ chú trọng đến những hoạt động có liên quan đến y học tái tạo nhằm tạo ra các “vật liệu” phục vụ cho công tác chữa bệnh.
Tại ĐH Bách khoa TP.HCM, mục tiêu của ngành Vật lý kỹ thuật (chuyên ngành vật lý KT Kĩ thuật y sinh học) là đào tạo kỹ sư ngành vật lý kỹ thuật với yêu cầu có kiến thức căn bản vững về khoa học vật lý và công cụ toán – tin học để có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học.
Khả năng về Ngoại ngữ, tin học
Theo trường ĐH Quốc tế (ĐH QGTPHCM), sinh viên ngành Kỹ thuật Y Sinh của trường khi hoàn tất chương trình đại học phải đạt đến trình độ tiếng Anh trung – cao cấp. Trình độ tiếng Anh tối thiểu là: 575 TOEFL pBT hoặc các chứng chỉ khác có điểm số tương đương.
Sinh viên tốt nghiệp phải viết Luận văn tốt nghiệp bằng tiếng Anh và phải bảo vệ thành công trước một Hội đồng. Sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia vào các cuộc đối thoại hoặc thảo luận với vốn từ tương đối đầy đủ cho mọi tình huống, có kiến thức tương đối tốt về các thành ngữ tiếng Anh, ngữ động từ và từ ngữ thông dụng.
Sinh viên tốt nghiệp nắm vững tất cả các lĩnh vực ngữ pháp tiếng Anh và có thể trình bày dưới dạng luận văn các vấn đề trong đời sống cũng như trong môi trường học thuật.
Sinh viên trong thời gian theo học chương trình Kỹ Thuật Y Sinh sẽ được trang bị các kiến thức tin học của ngành như sau: Phần mềm tin học văn phòng Microsoft Office (Word, Excel, PowerPoint, Visio), các ngôn ngữ lập trình C/C++, Matlab, các phần mềm thiết kế và mô phỏng mạch điện như Orcad, PSPICE, Multisim.
Mục tiêu của ngành Kĩ thuật y sinh là đào tạo ra những kỹ sư giỏi được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc trong lĩnh vực giao thoa giữa y học, sinh học và kỹ thuật.
Về chuyên môn
Sau khi tốt nghiệp sinh viên phải đạt được những yêu cầu sau đây: Khả năng ứng dụng những kiến thức về toán, khoa học và kỹ thuật; khả năng thiết kế và làm các thí nghiệm, phân tích và giải thích số liệu, và lập báo cáo các kết quả đạt được.
Khả năng thiết kế một hệ thống, một bộ phận hoặc một quá trình để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật; khả năng làm việc trong các nhóm đa ngành; khả năng nhận biết, lập công thức và giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
Có hiểu biết về sinh học, giải phẫu, sinh lý học, lâm sàng và khả năng áp dụng toán cao cấp (bao gồm phương trình vi phân và thống kê), khoa học, và kỹ thuật để giải quyết những vấn đề liên quan giữa kỹ thuật, y học và sinh học.
Sinh viên được yêu cầu trình bày các chủ đề về khoa học, kỹ thuật, hoặc công nghệ để nâng cao kỹ năng giao tiếp và trình bày.
Tiếp cận và nắm bắt các công nghệ hiện đại của ngành Kỹ Thuật Y Sinh dựa trên chương trình học lý thuyết và thực hành của chương trình giáo dục.
Vị trí và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp: Có đầy đủ khả năng theo học các chương trình sau đại học tại các trường hàng đầu trong và ngoài nước.
Trở thành những Kỹ Sư Lâm Sàng xuất sắc có khả năng vận hành và bảo trì những Thiết bị y tế hiện đại trong các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe. Những kỹ sư này cũng có thể khám phá ra những khả năng mới của của máy móc để cộng tác với các bác sĩ trong các dự án nghiên cứu y tế và khoa học.
Trở thành những nhà kinh doanh giỏi có khả năng biến những ý tưởng thành các sản phẩm thương mại, quản lý các cở sở chăm sóc sức khỏe, và thành lập các công ty khởi nghiệp.Trở thành nhà nghiên cứu, giảng viên, giáo viên cho các viện, trường đại học, trường trung học.
Điểm chuẩn ngành kĩ thuật y sinh của ĐH Quốc tế (ĐHQGTPHCM) năm 2010 là 16,5 điểm khối A và B.
Điểm chuẩn của ĐH Bách Khoa TPHCM: 15 điểm
Năm 2007, hầu hết lớp kỹ sư kĩ thuật y sinh đầu tiên của trường đại học Bách khoa TP.HCM đã được nhận vào làm việc tại các công ty, cơ sở bệnh viện, các viện nghiên cứu… Hiện nay, ngành vật lý kỹ thuật của trường này đã và đang phát triển thêm các chuyên ngành mới như: vật liệu y sinh, quang laser – y sinh, tin học y sinh học và y sinh học nano.

  Đỗ Hợp / TPO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)