Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giúp trẻ học tập thông qua hoạt động vui chơi

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Thông qua các trò chơi, trẻ sẽ được tiếp cận kiến thức (các bé trường mầm non chơi trò mèo bắt chuột). Ảnh: H.TRIỀUVới trẻ em, mọi hoạt động vui chơi cũng như học tập đều phải chứa đựng trong đó yếu tố kích thích của trò chơi. Trẻ nhỏ chỉ học và hứng thú say mê học tập khi mà kiến thức được chuyển tải một cách nhẹ nhàng và sinh động qua các hoạt  động vui chơi của trẻ.

Học mà chơi – chơi mà học

Vui chơi là một hoạt động tất yếu của mọi đứa trẻ. Hoạt động vui chơi mang đến cho trẻ sự phát triển tư  duy “sơ  đẳng” trong việc tiếp nhận kiến thức. Điều đó sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn khi chúng được cha mẹ cùng vui chơi và định hướng một cách khoa học trong việc dạy trẻ bằng phương pháp “học  mà chơi – chơi mà học”. Ngược lại, khi mà cha mẹ ngăn cản trẻ chơi và có những định hướng hoạt động không phù hợp với lứa tuổi của các em thì nếu như các tr  vẫn có thể học tốt thì vẫn làm mất đi hứng thú và lòng say mê khám phá nơi các em. Với trẻ trong độ tuổi dưới 6, hoạt động vui chơi cũng là hoạt động  học tập và nó có ích hơn rất nhiều những con chữ, những phép tính khô khan giáo điều mà cha mẹ các em muốn các em  học. 

Với một cái tivi và một cái rờmốt điều khiển từ xa, trẻ học được cách chuyển kênh, tăng chỉnh âm thanh thông qua dấu cộng, trừ và hơn cả là trẻ sẽ quan sát được những chuyển biến trên màn hình sau mỗi lần điều khiển rờmốt. Với một ấm nước cùng một cái ly, trẻ sẽ học được cách rót nước, và sẽ dễ dàng hiểu rằng khi nước đầy chỉ cần nghiêng nhẹ ấm là nước chảy, nhưng khi nước ít thì phải nghiêng ấm cao hơn. Ngoài ra, trẻ còn quan sát được những bong bóng hình thành khi rót nước. Chúng cũng có thể hiểu và biết cách rót nước làm sao cho vừa đủ, không để tràn khi cầm ly đi  xa. Những khám phá tưởng chừng như  nhỏ bé này sẽ  kích thích trẻ hứng thú tìm hiểu và khám phá những điều lớn lao hơn sau đó. Đồng thời song song với hoạt động vui chơi, trẻ sẽ học được cách quan sát và thực hành vô cùng ích lợi cho việc học tập của mình về sau.

Nhiều bậc cha mẹ có thể đắn đo cho rằng những kiến thức đó của trẻ là không có nhiều ý nghĩa, không gợi mở nhiều cơ hội để cho trẻ phát triển và mở mang trí tuệ. Tuy nhiên, đó chính là những kỹ năng sống thiết thực nhất, giúp cho trẻ hiểu được  những quy luật thông thường của đời sống và làm chủ được những kỹ năng làm việc sau  này. Khi đã nắm chắc được những chuyển biến cũng như quy luật của cuộc sống, với óc ham khám phá tìm tòi cộng thêm việc được trang bị kiến thức khoa học, trẻ sẽ dễ dàng thành công hơn rất nhiều. Mặt khác, cùng với sự thay đổi liên tục và vô  tận vô cùng của kiến thức nhân loại, cha mẹ trẻ sẽ khó có thể trang bị hết cho các em, vì vậy việc quan trọng là cần tạo cho trẻ niềm vui khám phá, biết làm chủ kiến thức của mình và biết cách làm đầy kiến thức thông  qua từng lĩnh vực cụ thể, có như  thế mới mong trẻ phát triển độc lập và mạnh mẽ trong những môi trường đầy tính cạnh  tranh sau này khi các em bước vào đời.

Phát triển khả năng tư duy thông qua hoạt động vui chơi

Hầu như tất cả mọi hoạt động vui chơi của các em đều chứa đựng những vấn đề thiết thực của cuộc sống, và thông qua lăng kính thực tế đó trẻ được học  tập. Tuy nhiên, để trẻ có thể phát huy được khả năng, cha mẹ nên tạo những điều kiện tốt nhất có thể cho trẻ. Bác sĩ tâm lý Thái Huy Phong- Viện Tâm lý & Giáo dục pháp luật cho biết một số nguyên tắc để phát triển khả năng học tập của các em.

– Hãy tạo cho trẻ được vui chơi trong môi trường phong phú đầy tính kích thích, không gian của hoạt động nên nhiều màu sắc, có thể để trẻ tự trang  trí hay  cha mẹ giúp trẻ.

– Cho trẻ tham gia thường xuyên những hoạt động ngoài trời, đây là bước đệm rất tốt để trẻ nắm bắt được thế giới xung quanh. Thông qua những buổi vui  chơi hay dã ngoại, cha mẹ có thể dạy cho  các em về môi trường quanh mình. Hoạt động này sẽ giúp trẻ yêu thiên nhiên và ham khám phá.

– Điều quan trọng hơn cả là cha mẹ phải dành thời gian để vui chơi với trẻ, các em luôn mong muốn có cha mẹ chơi cùng. Sự góp mặt của cha mẹ không những gây hứng thú cho trẻ mà còn giúp các em thấy yên tâm khi thực hiện những hoạt động phám phá thế giới xung quanh đầy ngộ nghĩnh của mình.

– Đặc biệt, kinh nghiệm của cha mẹ trong việc hướng dẫn và gợi mở cho trẻ chơi  những trò chơi có tính sáng tạo cao như: ráp mô hình, lắp ráp ô chữ, dán giấy, làm diều, xếp máy bay… sẽ kích thích và không ngừng hướng trẻ vào hoạt động học tập  và khám phá đầy say mê sau này. Hãy để trẻ phát triển tư duy và học tập thông  qua những trò chơi một cách tự nhiên đầy sinh động quanh mình.

NGUYỄN ANH TÚ

Bình luận (0)