Học sinh ở Đức không phải tham dự bất kỳ kì thi chuyển cấp nào, kể cả bậc đại học. Khi học xong lớp bốn, tuỳ theo khả năng của từng em, giáo viên chủ nhiệm sẽ giới thiệu học sinh tiếp tục học trường nào (với sự đồng ý của phụ huynh).
Học sinh trung học Canada tốt nghiệp.. |
Tại Đức, sau lớp năm, các cấp học được chia ra ba hệ khác nhau: Gymnasium (khá giỏi), Reaschulen (trung bình), Haupschulen (yếu kém). Học sinh tốt nghiệp Gymnasium (12 hoặc 13 năm tuỳ theo tiểu bang), sẽ có bằng Abitur, có quyền học tiếp đại học.
Học sinh tốt nghiệp Reaschulen (10 năm), chỉ được đi học nghề (thời gian học nghề là ba năm, mỗi tuần hai ngày học lý thuyết, còn lại ba ngày làm việc trực tiếp ở hãng và được trả lương), trường hợp có học sinh học giỏi thì học tiếp hai năm nữa để lấy bằng Abitur, sau đó lên đại học.
Học sinh tốt nghiệp Haupschulen (8 năm), cũng chỉ được đi học nghề như ở cấp Reaschulen, Nếu học được, học sinh sẽ học tiếp hai năm để lấy bằng của Reaschulen, rồi học tiếp hai năm nữa để lấy bằng Abitur, học tiếp lên đại học.
Ở Anh, từ 5 tuổi đến 16 tuổi, học sinh không phải thi chuyển cấp. Cấp trung học, học sinh học chuyên sâu hơn các môn học tại trường tiểu học. Vào năm thứ 10, học sinh chuẩn bị cho kỳ thi lấy bằng tốt nghiệp trung học GCSE (General Certificate of Secondary Education). Học sinh sẽ dự thi chín hoặc 10 môn, trong đó có bốn môn tự chọn.
Trong khi học sinh Việt Nam phải thi quá nhiều thì học sinh ở Australia học khá thoải mái, thi cử ít nhưng phản ảnh đúng trình độ học vấn. Học sinh xong tiểu học, lên trung học (nếu em nào học khá thì thi vào trường tuyển), và chỉ thi một kì thi duy nhất gọi là HSC – Higher School Certificate (từng tiểu bang có tên gọi khác), tương đương với tốt nghiệp lớp 12 bây giờ.
Xong kì thi HSC, mỗi em có một điểm tốt nghiệp từ 0 đến 100. Trường đại học căn cứ vào nhu cầu để xác định điểm tuyển học sinh, thay vì dùng hình thức thi tuyển. Thí sinh quyết định ghi danh trường (có quyền ghi danh năm trường khác nhau, trường nào tuyển thì họ thông báo).
Học sinh cấp III ở Mỹ và Canada có quyền quyết định các môn học cho từng học kỳ trên cơ sở tham khảo ý kiến của giáo viên tư vấn. Học sinh học xong phần nào có thể đăng ký thi tốt nghiệp ngay môn đó. Trung bình, mỗi kỳ, các em có thể dự thi từ một đến ba môn thi tốt nghiệp. Vì thế học sinh không phải dồn lại đợi đến năm cuối cấp mới thi tốt nghiệp tất cả các môn. Nhờ thế, áp lực thi cử được giảm đáng kể.
Mỗi năm, sở giáo dục tổ chức ba kỳ thi Regent (kiểu thi tốt nghiệp của ta). Học sinh thi trượt có thể đăng ký thi lại ở các kỳ tiếp theo. Số lần dự thi không hạn chế. Học sinh cuối cấp thi trượt có thể thi lại trong hè và vẫn được cấp bằng tốt nghiệp để học đại học nếu có trường chấp nhận.
Tiêu chí để xét tuyển học sinh vào đại học của ngành giáo dục Mỹ và Canada dựa vào kết quả học tập của ba năm cuối cấp, điểm thi SAT và tham gia các hoạt động cộng đồng của các em. Học sinh có thể gửi số lượng hồ sơ không hạn chế đến các trường đại học các em muốn.
SAT là kỳ thi đánh giá chất lượng do một cơ quan độc lập đứng ra tổ chức. Các kỳ thi này được tổ chức liên tục trong năm và học sinh có thể đăng ký dự thi ngay từ khi đang học lớp 11. Số lần thi đối với mỗi học sinh cũng không hạn chế. Điểm thi cao nhất sẽ được dùng làm điểm xét tuyển vào đại học.
Do tham gia cộng đồng là một tiêu chí quan trọng trong quá trình xét tuyển vào đại học nên ngay từ khi học cấp II, học sinh rất có ý thức tham gia công tác cộng đồng hoặc những hoạt động tập thể của trường.
Học sinh tốt nghiệp Reaschulen (10 năm), chỉ được đi học nghề (thời gian học nghề là ba năm, mỗi tuần hai ngày học lý thuyết, còn lại ba ngày làm việc trực tiếp ở hãng và được trả lương), trường hợp có học sinh học giỏi thì học tiếp hai năm nữa để lấy bằng Abitur, sau đó lên đại học.
Học sinh tốt nghiệp Haupschulen (8 năm), cũng chỉ được đi học nghề như ở cấp Reaschulen, Nếu học được, học sinh sẽ học tiếp hai năm để lấy bằng của Reaschulen, rồi học tiếp hai năm nữa để lấy bằng Abitur, học tiếp lên đại học.
Ở Anh, từ 5 tuổi đến 16 tuổi, học sinh không phải thi chuyển cấp. Cấp trung học, học sinh học chuyên sâu hơn các môn học tại trường tiểu học. Vào năm thứ 10, học sinh chuẩn bị cho kỳ thi lấy bằng tốt nghiệp trung học GCSE (General Certificate of Secondary Education). Học sinh sẽ dự thi chín hoặc 10 môn, trong đó có bốn môn tự chọn.
Trong khi học sinh Việt Nam phải thi quá nhiều thì học sinh ở Australia học khá thoải mái, thi cử ít nhưng phản ảnh đúng trình độ học vấn. Học sinh xong tiểu học, lên trung học (nếu em nào học khá thì thi vào trường tuyển), và chỉ thi một kì thi duy nhất gọi là HSC – Higher School Certificate (từng tiểu bang có tên gọi khác), tương đương với tốt nghiệp lớp 12 bây giờ.
Xong kì thi HSC, mỗi em có một điểm tốt nghiệp từ 0 đến 100. Trường đại học căn cứ vào nhu cầu để xác định điểm tuyển học sinh, thay vì dùng hình thức thi tuyển. Thí sinh quyết định ghi danh trường (có quyền ghi danh năm trường khác nhau, trường nào tuyển thì họ thông báo).
Học sinh cấp III ở Mỹ và Canada có quyền quyết định các môn học cho từng học kỳ trên cơ sở tham khảo ý kiến của giáo viên tư vấn. Học sinh học xong phần nào có thể đăng ký thi tốt nghiệp ngay môn đó. Trung bình, mỗi kỳ, các em có thể dự thi từ một đến ba môn thi tốt nghiệp. Vì thế học sinh không phải dồn lại đợi đến năm cuối cấp mới thi tốt nghiệp tất cả các môn. Nhờ thế, áp lực thi cử được giảm đáng kể.
Mỗi năm, sở giáo dục tổ chức ba kỳ thi Regent (kiểu thi tốt nghiệp của ta). Học sinh thi trượt có thể đăng ký thi lại ở các kỳ tiếp theo. Số lần dự thi không hạn chế. Học sinh cuối cấp thi trượt có thể thi lại trong hè và vẫn được cấp bằng tốt nghiệp để học đại học nếu có trường chấp nhận.
Tiêu chí để xét tuyển học sinh vào đại học của ngành giáo dục Mỹ và Canada dựa vào kết quả học tập của ba năm cuối cấp, điểm thi SAT và tham gia các hoạt động cộng đồng của các em. Học sinh có thể gửi số lượng hồ sơ không hạn chế đến các trường đại học các em muốn.
SAT là kỳ thi đánh giá chất lượng do một cơ quan độc lập đứng ra tổ chức. Các kỳ thi này được tổ chức liên tục trong năm và học sinh có thể đăng ký dự thi ngay từ khi đang học lớp 11. Số lần thi đối với mỗi học sinh cũng không hạn chế. Điểm thi cao nhất sẽ được dùng làm điểm xét tuyển vào đại học.
Do tham gia cộng đồng là một tiêu chí quan trọng trong quá trình xét tuyển vào đại học nên ngay từ khi học cấp II, học sinh rất có ý thức tham gia công tác cộng đồng hoặc những hoạt động tập thể của trường.
Nhiều trường đại học có tiếng tăm thường yêu cầu thêm một bài luận để làm cơ sở xét cấp học bổng cho học sinh giỏi. Những học sinh có thư giới thiệu của các thầy cô giáo trong hồ sơ dự tuyển có nhiều cơ hội xin được học bổng hơn.
Theo Uyên Minh
Tuổi Trẻ
Bình luận (0)