Hội nhậpThế giới 24h

Colombia phản đối Nicaragua đầu tư vùng tranh chấp

Tạp Chí Giáo Dục

Chính phủ Colombia ngày 31/7 đã phản đối Nicaragua kêu gọi đầu tư tìm kiếm và khai thác dầu khí tại một số khu vực trên vùng biển Caribe mà Colombia cho là thuộc chủ quyền của mình.

Trong một thông cáo, Bộ ngoại giao Colombia cho biết một số lô dầu mà Nicaragua mời đầu tư nằm tại cù lao Quitasueño và những vùng lân cận thuộc quần đảo San Andrés của Colombia.

Colombia khẳng định hành động của Nicaragua còn vi phạm chủ quyền của một số nước khác tại Caribe.

Vùng biển đảo tranh chấp giữa Colombia và Nicaragua.

(Nguồn: apuertacerrada.com)

Colombia đưa ra sự phản đối trên sau khi trang web của Bộ năng lượng và khai khoáng Nicaragua đăng bản đồ các lô dầu khí nhằm kêu gọi đầu tư. Theo Colombia, một số lô dầu khí Nicaragua mời thầu nằm trong khu dự trữ sinh quyển Seaflower rộng khoảng 350.000 km2 đã được UNESCO công nhận.

Thông cáo của Bộ ngoại giao Colombia khẳng định Bogotá không chấp nhận và không cho phép chính phủ Nicaragua tiếp hành đấu thầu thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng biển của Colombia.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Colombia, María Ángela Holguín, cho biết đã gửi công hàm phản đối Nicaragua về việc công bố bản đồ trên.

Tháng 11 năm ngoái, Tòa án công lý quốc tế (ICJ) ra phán quyết về vụ tranh chấp biển đảo giữa hai nước này, theo đó Colombia được tiếp tục thực hiện chủ quyền đối với 7 cù lao mà trước đó Nicaragua cũng đòi chủ quyền, thuộc quần đảo San Andrés, thế nhưng đã mất nhiều phần lãnh hải đã thực hiện chủ quyền trước khi phán quyết được đưa ra.

Vùng biển bị mất này được cho là có tài nguyên cá và dầu mỏ phong phú.

Chính phủ Colombia không chấp nhận phán quyết trên và đã thuê một hãng luật của Anh với hi vọng đảo ngược phán quyết.

Tuy nhiên, tháng 5 vừa qua, Nicaragua thông báo cân nhắc khả năng lại đưa Colombia ra kiện tại CIJ để có nhiều vùng biển hơn vùng biển đã được tòa này phán quyết.

Trước đó, năm 2002 đã mời thầu quốc tế để tìm kiếm và khai thác vùng biển mà Colombia kiểm soát trên thực tế, khiến quan hệ ngoại giao giữa hai nước càng trở nên căng thẳng./.

Quang Sơn/Buenos Aires

(Vietnam+)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)