Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học lịch sử bằng… “sấm”!

Tạp Chí Giáo Dục

Sấm nghĩa đen là âm kèm theo chớp trong cơn dông, báo trước sắp có mưa, nhưng nghe sau khi trông thấy chớp vì vận tốc truyền của âm nhỏ hơn vận tốc ánh sáng. Nghĩa bóng, sấm là những lời tiên tri (đối với những ai tin), hay những điều dự đoán (đối với những ai nghi ngờ) về các biến cố lịch sử sắp xảy ra.

Bên Pháp có Michel de Nostradamus (1503 – 1566), xuất thân là một thầy thuốc kiêm chiêm tinh gia, quê quán ở Saint Rémy de Provence (cực Nam Pháp), tác giả một tập “Sấm” (Prophéties) dưới triều vua Charles IX. Người ta cho rằng ông đã tiên đoán:
– Cái chết của vua Henri II (1559) trong khi đấu kiếm.
– Nữ hoàng Anh Elisabeth Tudor băng hà năm 1603.
– Vua nước Anh, Charles đệ nhất, bị Cromwell sát hại năm 1649.
– Vụ hỏa hoạn lịch sử kinh hoàng ở Luân Đôn (1666).
– Vua Louis XVI bị quân Cách mạng Pháp tử hình năm 1793.
– Nostradamus hình như đã tiên đoán được cả công cuộc nắm chính quyền ở Đức của Hitler (mà ông gọi là… Hister) năm 1933.
– Năm 1940, khi tình hình nước Pháp cực kỳ đen tối (quân của Hitler tràn qua Hà Lan và Bỉ sang tới Paris vào ngày 14-6), các cơ quan thông tin quốc tế loan báo, theo tiên đoán của Nostradamus, “Một chiến sĩ đất Gaule sẽ cứu nước Pháp”. Người ta “giải mã” rằng “Gaule” là tên cổ của nước Pháp, và “chiến sĩ đất Gaule” ám chỉ tướng De Gaulle! Dù sao lịch sử cũng ghi nhận: “Năm 1940, tướng De Gaulle sang Anh lập chính phủ lưu vong, rồi năm 1944, cùng với quân Đồng minh Anh, Mỹ, trở về giải phóng tổ quốc của ông, và làm Tổng thống Pháp từ 1958 tới 1969!”.
Bên nước ta có Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê ở huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương, đỗ trạng nguyên năm 1535.
Dưới triều nhà Mạc, ông làm quan đến chức Thượng thư (Bộ trưởng) được phong tước “Trình quốc công” vì vậy dân chúng gọi ông là “Trạng Trình”.
Ông thấy có nhiều “lộng thần”, dâng sớ xin xử phạt, nhưng không được chấp thuận, ông rút về quê ở.
Ông lấy biệt hiệu là “Bạch Vân cư sĩ”, xây chùa, dạy học, mở trường bên bờ sông Tuyết hàn, dân chúng gọi ông là “Tuyết giang phu tử”.
Tuy vậy, chúa Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng vẫn thường tới hỏi ông kế sách, hoặc mời lên kinh đô bàn chính sự.
Ông là tác giả hai tác phẩm:
– “Bạch Vân am thi tập” (chữ Hán)
– “Bạch Vân am quốc ngữ thi” (chữ Nôm)
Ông kết hợp nhuần nhuyễn kinh dịch (do đức Khổng Tử san định) với sách Thái Ất, để nghiên cứu biến động chính trị. Nhân dân tôn ông là bậc tiên tri, lưu truyền “Sấm trạng” và truyền thuyết về ông.
Những tiên đoán dưới đây, dù ai không tin, cũng có thể coi chúng như những dịp ôn lại lịch sử nước nhà hay biến động quốc tế vào những giai đoạn then chốt nhất.
– Năm 1930, một hôm mẹ tôi đi chợ về kể lại cho bố tôi và anh chị em chúng tôi biết ở chợ Đồng Xuân – Hà Nội, người ta phát các truyền đơn trong đó mẹ tôi chỉ nhớ được hai câu:
“Thân, dậu, tuất, hợi niên lai
Có cơm, có gạo chẳng ai ăn cùng
GS.TS. Nguyễn Chung Tú

 

Bình luận (0)