Hội nhậpThế giới 24h

Người Syria tuyệt vọng ăn xin trên đường phố Yemen

Tạp Chí Giáo Dục

Cuộc sống của người dân Syria tị nạn ở các quốc gia láng giếng đang hết sức bi thảm, đói khát, nguy hiểm rình rập mỗi ngày. Tuy nhiên, họ vẫn quyết cầm cự không trở về đến khi Syria tự do. Với những người này, các duy nhất để họ trở lại là ông Assad ra đi.
Một người phụ nữ bồng con ăn xin trên đường phố Yemen. Ảnh: Reuters
 Chạy trốn khỏi cuộc nội chiến đẫm máu Syria, bà Yosra Mustafa và 15 thành viên gia đình vượt biên giới Thổ Nhĩ Kỳ nhưng mức sống quá cao, bèn xin qua Jordan nhưng bị từ chối nhập cảnh, sang Lebanon cũng không xong. Vì thế, cả gia đình chạy trốn sang Yemen, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, loạn lạc không kém quê nhà.
“Có nơi nào nữa để đi đâu, chúng tôi đang ăn xin trên đường”, bà Mustafa mặc váy đen chấm chân chìa tay hy vọng xe dừng và bố thí vài đồng.
Ông Bruno Geddo, đại diện Liên Hiệp Quốc tại Yemen, cho biết Trung Quốc đã giúp đỡ 240.000 người từ Somalia, Ethiopia, Eritrea và Iraq tị nạn. Tuy nhiên, người dân Syria không thể đợi đến lúc này, họ chạy đi mọi hướng để được sống sót.
Cuộc nội chiến tàn khốc ở Syria giữa phe nổi dậy và Tổng thống Bashar al-Assad đã tạo ra hơn 2 triệu người tị nạn trên thế giới, rải trên các nước  Lebanon, Jordan, Turkey và Iraq. Tuy nhiên, giá cả ở các trại tị nạn quá cao khiến người dân Syria sống trong cảnh thiếu thốn, đói khát triền miên.
Người phụ nữ ăn xin Mustafa cho biết gia đình bà đã tốn tiền máy bay đến Yemen – nơi những gia đình Syria được phép đến tị nạn mà không cần visa. Họ cho biết chỉ nơi này gia đình 15 người mới cầm cự được dù thường xuyên bị cướp bóc, sách nhiễu.
Trẻ em Syria suy dinh dưỡng do đói ăn
 Con dâu của bà Mustafa là Waheeda cho biết chiếc xe hơi mà chồng cô làm taxi nuôi sống cả gia đình đã bị đánh cắp ở Lebannon không thương tiếc. Thậm chí, họ còn gả con gái cho người Yemen để lấy của hồi môn sinh tồn.
Trong một con đường ở thành phố cảng Aden, cô bé 12 tuổi Zeina and và anh trai 13 tuổi Saad đang xin từng đồng để trả tiền phòng trọ cho cả gia đình, tay cầm băng rôn “Tự do cho Syria”. Dưới lớp khăn trùm đầu là mái tóc cô bé cháy nắng sau hàng giờ đứng dưới ánh mặt trời. Cả gia đình từ Syria đến đây nhờ một ân nhân trả tiền máy bay đến Yemen, sống qua ngày bằng nghề ăn xin và bán tràng hạt cầu nguyện ở Aden.
Trên một sảnh ngập khói thuốc lá tại khu tị nạn, những người đàn ông tụ tập theo dõi cảnh chiến đấu ở Syria trên các kênh tin tức Ả Rập. Với những người này, các duy nhất để họ trở lại là ông Assad ra đi.
“Nếu từ bỏ vũ khí hóa học mà ông ấy vẫn giữ ghế tổng thống thì vấn đề sẽ không được giải quyết”, người đàn ông tị nạn tên Abu Mofeed cho biết.
 Syria đã đạt thỏa thuận tuân thủ hiệp ước chống vũ khí hóa học đã ký kết với Nga và Mỹ. Ảnh; Reuters
Trong khi đó, ngày 23-9, Save the Children, một tổ chức phi chính phủ về cứu trợ trẻ em quốc tế công bố bản báo cáo cho biết có hơn 4 triệu người Syria, trong đó một nửa là trẻ em, không đủ ăn. Hơn 2 triệu trẻ em Syria đang đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, trong đó nhiều em phải ăn các loại hạt và lá cây để sống, do ảnh hưởng của cuộc nội chiến kéo dài hai năm rưỡi qua.
Nguyên nhân do chiến tranh và lạm phát cao khiến nhiều gia đình không còn đủ khả năng chu cấp bữa ăn cho con cái.
Nga sẵn sàng bảo vệ điểm lưu trữ vũ khí hóa học Syria
 
Ngày ngày 26-9, Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố Syria cam kết tuân thủ hiệp ước chống vũ khí hóa học đã ký kết với Nga và Mỹ. Nước này cũng cho rằng mình không thấy bất kỳ trở ngại nào trong việc thực thi thỏa thuận này.
Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cũng tuyên bố nước này sẵn sàng bảo vệ các địa điểm lưu trữ vũ khí hóa học khi các kho và nhà máy sản xuất vũ khí hóa học của chính quyền Syria bị tiêu hủy.

 L. Thoa – Người Lao Động (Theo Reuters, CBS News)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)