Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Có nên bảo lưu kết quả thi đánh giá năng lực?

Tạp Chí Giáo Dục

Mt s thí sinh sinh năm 2004, tương đương lp 11 cũng d thi đánh giá năng lc vào ĐH Quc gia TP.HCM trong đt đu tiên vào cui tháng 3. Nếu kết qu thi tt, liu có nên tính đến hưng cho các em bo lưu kết qu đ năm ti xét tuyn vào các trưng ĐH, CĐ?


Thí sinh thi đánh giá năng lc vào ĐH Quc gia TP.HCM năm 2021

Thống kê của ĐH Quốc gia TP.HCM, đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực diễn ra vào tháng 3 có hơn 1.800 thí sinh đạt trên 900 điểm, (thang điểm 1.200). Điểm trung bình là 688 điểm và thí sinh đạt điểm cao nhất là 1.103.

Không khuyến khích hc sinh lp 11 thi đánh giá năng lc

Theo TS. Nguyễn Quốc Chính (Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM), phân bố điểm của đợt 1 kỳ thi năm nay gần như tương đồng với phân bố điểm đợt 1 của năm 2020 và 2019 chứng tỏ sự ổn định của đề thi đánh giá năng lực. Phân bố điểm trải rộng từ 164 điểm đến 1.103 điểm, thể hiện khả năng phân loại thí sinh cao, thuận lợi cho việc xét tuyển. Kết quả phân tích độ khó và độ phân biệt của từng câu hỏi cũng cho thấy đề thi được thiết kế theo đúng yêu cầu, giúp phân loại thí sinh rất tốt.

Trao đổi với Giáo dục TP.HCM, TS. Chính cho biết, việc các em học sinh lớp 11 hay lớp 10 dự thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM không có gì sai. Tuy nhiên ĐH Quốc gia TP.HCM mong muốn kỳ thi này là một phương tiện để thí sinh đánh giá năng lực và dùng kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ chứ không khuyến khích các em đi thi nhiều để luyện thi hoặc để có thêm các kỹ năng làm bài thi. “Tính chất của kỳ thi là nhẹ nhàng đối với cả người dự thi và đơn vị tổ chức, mục tiêu chính giúp các đơn vị tuyển sinh. Chúng tôi khuyến khích những người nào đúng đối tượng mới dự thi. Các học sinh lớp 11 cũng không nhất thiết phải tham gia” – TS. Chính nhấn mạnh.

Về vấn đề có nên tính đến hướng bảo lưu kết quả cho những học sinh lớp 11 dự thi đạt điểm cao để năm tới xét tuyển ĐH, CĐ hay không, TS. Chính cho rằng, ĐH Quốc gia TP.HCM khi xây dựng kỳ thi này muốn nhắm đến đối tượng rộng lớn hơn là một vài đối tượng học sinh xuất sắc (chỉ cần lớp 10, 11 có thể thi đạt kết quả cao, dùng điểm này xét tuyển). Cũng có khả năng một số thí sinh có tâm lý muốn thi trước để an tâm, phòng trường hợp đợt tới mình vì lý do gì đó không tham gia thi được. Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính cá biệt chứ không phải tính hệ thống.

“Kỳ thi mỗi năm diễn ra 2 lần, năm sau có thể sẽ nhiều hơn chẳng hạn, các em vẫn có nhiều cơ hội để dự thi. Vì vậy nếu học sinh đã có quá trình chuẩn bị kỹ, cứ đến lớp 12 thì đi thi và dùng kết quả xét tuyển một cách nhẹ nhàng, không có gì quá áp lực” – TS. Chính nói.

“Tuy nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tiếp thu ý kiến nhiều chiều, làm thế nào để phục vụ được nhiều đối tượng nhất và thuận lợi nhất cho thí sinh. Việc quyết định hạn chế học sinh không thuộc đối tượng xét tuyển vào ĐH đi thi đánh giá năng lực là quyết định chung của cả hội đồng, ĐH Quốc gia TP.HCM đã cân nhắc rất kỹ. Chắc chắn hội đồng sẽ tiếp tục cân nhắc khi có những bối cảnh mới phát triển, luôn lắng nghe và có những điều chỉnh theo hướng thuận lợi nhất cho thí sinh” – TS. Chính chia sẻ.

S rà soát đi tưng d thi đt 2

Để kiểm soát đối tượng dự thi đánh giá năng lực đợt 2 tới, ông Chính cho biết, sẽ rà soát kỹ thông tin đăng ký của thí sinh (ngày, tháng, năm sinh, minh chứng). Trong đợt 1, kỳ thi cũng có một số thí sinh sinh năm 2004, nhưng theo ông Chính, những thí sinh này có khả năng học lớp 11 hoặc cũng có thể học lớp 12 nên hội đồng vẫn quyết định tạo điều kiện để các em dự thi mà không làm quá chặt, vì lỡ làm chặt quá thì trong trường hợp các em đang học lớp 12 sẽ mất quyền lợi. Tuy nhiên, số thí sinh này không nhiều.

Theo TS. Nguyn Quc Chính, vic thí sinh lp 11 đi thi đánh giá năng lc không có gì sai, ĐH Quc gia TP.HCM ch tăng cưng các bin pháp đ ngăn không xy ra chuyn thi kèm, thi h

Trong đợt thi tới, hội đồng có thể sẽ cân nhắc kỹ hơn vấn đề này, có thể sẽ yêu cầu thí sinh “minh chứng” mình đang học lớp 12. Việc “minh chứng” hiện vẫn trên tinh thần để cho thí sinh tự giác và căn cứ vào các quy định để làm. Bởi vì càng đưa ra nhiều biện pháp ngừa thì hệ thống càng cồng kềnh, càng tạo thêm thủ tục phiền hà cho thí sinh. Mỗi chính sách đưa ra sẽ có tác động nhất định, nên ĐH Quốc gia TP.HCM trước tiên muốn thí sinh tự chủ trước, sau đó sẽ có biện pháp rà soát kỹ hơn.

Đưa ra một góc nhìn khác, ThS. Trương Tiến Sĩ (thành viên Ban Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM) cho rằng, ở Mỹ, học sinh lớp 11 đã tham dự kỳ thi SAT (một trong những kỳ thi chuẩn hóa cho việc đăng ký vào các trường ĐH của Mỹ) để nộp hồ sơ xét tuyển ĐH vào cuối năm lớp 11, đầu lớp 12.

Ở nhiều nước, lớp 12 chỉ xem là lớp “đệm” để học sinh chuyển từ phổ thông lên ĐH hoặc CĐ. Ở lớp 12, ngoài việc học để hoàn thành chương trình phổ thông, các em học sinh được đăng ký học thêm vài môn học ở bậc ĐH năm thứ nhất. Kết quả học các môn này được bảo lưu và chuyển điểm khi vào học ĐH, CĐ. Tức là khi các em đang học lớp 12 đã chọn xong trường ĐH, CĐ.

Tương tự vậy, với kỳ thi đánh giá năng lực, chúng ta cũng không nên quá cứng nhắc về việc có cho bảo lưu hay không cho bảo lưu kết quả năm trước để xét tuyển vào các năm tiếp theo, nếu cấu trúc đề thi, thang đo là giống nhau. Đương nhiên, để đảm bảo các yêu cầu về chuẩn đầu vào, các trường ĐH, CĐ cũng nên khống chế thời gian được phép bảo lưu kết quả, 1 năm, 2 năm hay thậm chí 3 năm… Do bây giờ các trường được tự chủ tuyển sinh nên việc này có thể thực hiện được.

Mê Tâm

Bình luận (0)