Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TS. Bùi Ngọc Hiền: Nhiều vị trí không nhất thiết làm việc theo giờ hành chính tại cơ quan

Tạp Chí Giáo Dục

TS. Bùi Ngc Hin (Trưng phòng Qun lý khoa hc, thông tin, tư liu – Hc vin Cán b TP.HCM) cho rng, thí đim cho phép làm vic ti nhà đi vi cán b, công chc, viên chc công tác các v trí vic làm không tiếp xúc công dân s giúp nâng cao hiu qu nhng công vic hành chính mang tính chuyên sâu khi khuyến khích đưc tính ch đng, sáng to; đi mi phương thc qun tr nhân s trong khu vc công…


TS. Bùi Ngc Hin (Trưng phòng Qun lý khoa hc, thông tin, tư liu – Hc vin Cán b TP.HCM)

Theo dự thảo đề án xây dựng nền công vụ TP.HCM hoạt động hiệu lực, hiệu quả giai đoạn 2024-2030, thành phố sẽ nghiên cứu thí điểm cho phép cán bộ, công chức, viên chức công tác ở các vị trí việc làm không tiếp xúc với công dân làm việc tại nhà với tỷ lệ phù hợp. 

Nhiu v trí không nht thiết làm vic theo gi hành chính ti cơ quan

TS. Bùi Ngọc Hiền nhận định, làm việc tại nhà đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác ở các vị trí việc làm không tiếp xúc với công dân nhiều nước trên thế giới đã thực hiện; gần chúng ta nhất có Indonesia. Việc thí điểm phương thức này là hoàn toàn có thể tại TP.HCM khi các điều kiện để thực hiện đã từng bước được đảm bảo như hạ tầng số, quy định cụ thể về vị trí việc làm trong hệ thống công vụ. “Đặc biệt, hệ thống công vụ cũng như các đơn vị sự nghiệp công lập của thành phố đã trải qua 4 tháng làm việc trực tuyến khi diễn ra đại dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM, từ tháng 6 đến tháng 9-2021” – TS. Hiền nói.

Ông Hiền đánh giá, trong khu vực công có nhiều vị trí việc làm với đặc thù tác nghiệp khác nhau đòi hỏi cách thức quản lý, đánh giá khác nhau. Trong đó, nhiều vị trí việc làm có thể làm việc theo phương thức linh hoạt, trực tuyến, làm việc tại nhà mà không nhất thiết phải theo giờ hành chính tại cơ quan, đơn vị. Cụ thể như: Tham mưu hoạch định chính sách, pháp luật; cung cấp dịch vụ công trực tuyến; thẩm định hồ sơ, tài liệu…

Thực hiện chủ trương này, theo TS. Hiền, có thể giúp nâng cao hiệu quả đối với các công việc hành chính mang tính chuyên sâu khi khuyến khích được tính chủ động, sáng tạo; đổi mới phương thức quản trị nhân sự trong khu vực công; góp phần tiết kiệm chi phí văn phòng… Làm việc tại nhà có thể được áp dụng đối với viên chức, người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, TS. Hiền cũng dự báo một số khó khăn có thể gặp phải khi áp dụng thí điểm phương thức này như: Tính đồng thuận (ở từng cơ quan, đơn vị) trong việc xác định các nhóm công việc hay nhóm cán bộ, công chức, viên chức được làm việc tại nhà; đảm bảo công bằng trong đánh giá kết quả công việc, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; quản lý cán bộ, công chức, viên chức khi tác nghiệp thường xuyên ngoài cơ quan, đơn vị…

Cn đm bo các điu kin đ làm vic ti nhà

Để đảm bảo tính khả thi trong thực hiện chủ trương nói trên, TS. Hiền cho rằng cần quy định cụ thể những công việc, những vị trí việc làm được làm việc tại nhà. Ông Hiền đề xuất trao quyền cho các cơ quan, đơn vị trong xác định những công việc được làm tại nhà thường xuyên hay những công việc, vụ việc cụ thể được làm tại nhà. Xác định lộ trình thí điểm hay quy định thực hiện làm việc tại nhà đối với các công việc, nhiệm vụ cụ thể.

Đồng thời, cần xây dựng cơ chế quản lý cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại nhà. Nội dung quan trọng nhất của cơ chế này là quy định về đánh giá tiến độ, khối lượng, hiệu quả công việc được làm tại nhà. Cùng với đó là các quy định về chế tài trách nhiệm, về đảm bảo tính kỷ luật, kỷ cương công vụ… của cán bộ, công chức, viên chức khi tác nghiệp ngoài cơ quan, đơn vị.

Đảm bảo các điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại nhà cũng là một nội dung quan trọng được ông Hiền đề cập. Những điều kiện này gồm: Hạ tầng số, công nghệ số hay các giải pháp thông minh phục vụ chia sẻ, kết nối, tương tác và các điều kiện khác trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ.

Ngoài ra, ông Hiền cũng đặc biệt nhấn mạnh việc phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thí điểm cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại nhà. “Người đứng đầu có thẩm quyền quản lý và đo lường, đánh giá khối lượng, kết quả công việc làm tại nhà của cán bộ, công chức, viên chức. Nếu không có sự rõ ràng, cụ thể trong phân công, giao việc hay thiếu công bằng trong đánh giá kết quả công việc; buông lỏng công tác quản lý đối với những nhân sự làm việc tại nhà sẽ phát sinh nhiều hệ lụy, vấn đề trong cơ quan, đơn vị và làm cho chủ trương thí điểm này không hiệu quả. Do đó, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chính là nhân tố quan trọng đối với việc thực hiện thí điểm phương thức trên” – TS. Hiền nhận định.

Mê Tâm

Bình luận (0)