Bên lề buổi họp báo khai giảng năm học 2011 – 2012, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có buổi trao đổi với báo chí xung quanh chuyện tuyển sinh ĐH-CĐ năm nay: về việc áp dụng quy chế 33, chuyện tuyển sinh hệ ngoài ngân sách (NNS) và việc đào tạo chất lượng cao.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga tại buổi họp báo Khai giảng năm học 2011-2012 của Bộ Giáo dục-Đào tạo. |
Không được lấy điểm thấp rồi thu học phí cao
PV: Thưa ông, hiện cả nước có bao nhiêu trường đã được áp dụng điều 33, Quy chế tuyển sinh năm nay?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Hiện nay có 25 trường được sử dụng điều 33, đa số là các trường vùng sâu, vùng xa. Cũng có những trường ở thành phố nhưng họ có đào tạo những ngành như nông lâm. Sau hai ngày đi thanh tra, đoàn đã đi kiểm tra những trường gửi giấy báo cho thí sinh không đăng ký vào trường. Cho đến hết đợt xét tuyển sẽ có kết quả.
– Còn về trường hợp ĐH Y Dược TP.HCM. Trước đó trong cuốn “Những điều cần biết… “họ công bốtuyển 550 chỉ tiệu hệ NNS? Sau vụ “lùm xùm” đỗ, trượt, đỗ vừa rồi, Bộ cho tuyển đủ chỉ tiêu. Nếu họ tuyển đủ rồi dành 550 để đào tạo NNS? Bộ sẽ xử lí chuyện này như thế nào?
Trường ĐH Y Dược TP.HCM năm nay có chỉ tiêu 1.610 tuyển sinh chung. Bộ yêu cầu nhà trường phải có một mức điểm chung cho các ngành. Việc thu học phí cao phải đảm bảo nâng cao chất lượng. Năm nay Bộ đã xác định học phí đi kèm với chất lượng. Trường không được lấy điểm thấp hơn rồi buộc sinh viên đóng học phí cao hơn. Theo nghị quyết 50 của Quốc hội và Nghị định 49 của Chính phủ những trường chất lượng cao có thể thu học phí để đáp ứng kinh phí đào tạo của họ.
Cuốn “Những điều cần biết…” là thông tin không chính thức
– Vì sao trong cuốn “Những điều cần biết…” của Bộ phát hành vẫn có ghi chỉ tiêu xét tuyển hệ ngoài ngân sách của các trường?
Thông tin trong cuốn “Những điều cần biết…” là không chính thức, quyết định 22 của Bộ trưởng mới là giao chỉ tiêu tuyển sinh cho trường có trước cuốn sách này. Bộ giao cho trường gói chỉ tiêu nhất định. Việc này không tính cụ thể cho thí sinh thuộc hệ trong ngân sách hay ngoài ngân sách. Thí sinh không có ảnh hưởng tới quyết định này.
Thông báo của ông Ngô Kim Khôi, Phó vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH-SĐT, Bộ GD-ĐT cho biết: Năm nay tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH-CĐ là 549. 300 hệ chính quy, nguyện vọng 1 đã tuyệt được 67,4% bằng 370.228 chỉ tiêu, con số này tăng hơn 3,5% so với những năm trước. Năm 2011 có 273 trường xét tuyển NV2 và NV3, trong đó 146 trường không tổ chức thi.
|
Hệ ngoài ngân sách và đào tạo chất lượng cao là giống nhau?
– Hiện tại nhu cầu đào tạo ngoài ngân sách là của thí sinh là có thực. Vậy tại sao nay Bộ lại không cho các trường tuyển sinh ngoài ngân sách?
Năm nay, Bộ không cho phép các trường đào tạo ngoài ngân sách nhưng có tổng chỉ tiêu. Nếu trường muốn thu học phí cao thì phải nâng cao chất lượng. Chỉ tiêu là do các trường đề xuất với Bộ GD-ĐT.
– Lớp chất lượng cao có phải là lớp dành cho con nhà giàu?
Không phải! Đó là do học sinh tự lựa chọn điều kiện học cho mình. Lớp ít người, thầy tốt, được thực hành nhiều, làm quen môi trường làm việc, trình độ tiếng Anh tốt hơn. Ra trường họ có nhiều cơ hội hơn.
– Có nhiều ý kiến cho rằng lớp chất lượng cao và ngoài ngân sách thực chất là như nhau?
Hai cái là tự nguyện của thí sinh. Ngoài ngân sách là lấy điểm thấp, vào đóng học phí cao, còn đào tạo chất lượng cao là tự nguyện hoàn toàn, trường công khai điều kiện, thí sinh phải trúng tuyển vào trường và được lựa chọn với mục tiêu học phí tương ứng với chất lượng.
Trong điều kiện ngày nay chúng ta không có điều kiện để nâng cao chất lượng cho tất cả các trường, các ngành. Chất lượng đầu ra sẽ có một bộ phận tốt hơn. Lớp chất lượng cao các trường đều bình đẳng ở tất cả các trường.
Cảm ơn ông!
Văn Chung (ghi)
Theo VietNam.net
Bình luận (0)