Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nên giữ nguyên “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân”

Tạp Chí Giáo Dục

Tỷ lệ thất nghiệp có chiều hướng gia tăng, sinh viên ra trường không xin được việc làm… Theo đó, nhiều ý kiến góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đề nghị giữ nguyên điều 55 của Hiến pháp 1992: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân”.
Góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường THPT Hùng Vương, TP.HCM cho rằng: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã bổ sung và phát triển, thể hiện quan điểm đổi mới về kinh tế và chính trị, về tổ chức bộ máy Nhà nước, hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với bố cục và kỹ thuật xây dựng Hiến pháp như vậy thể hiện sự tinh gọn, mang tính khái quát, thể hiện tính mở, đảm bảo sự ổn định lâu dài của Hiến pháp.
Bên cạnh đó cũng có không ít ý kiến đề nghị bổ sung, sửa đổi cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Cụ thể, điều 38, nội dung trong Dự thảo Hiến pháp nêu: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn việc làm, nghề nghiệp và nơi làm việc”, thầy Lê Ngọc Thắng đề nghị bổ sung và sửa đổi như sau: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, nơi làm việc và đảm bảo việc làm chính đáng của mình”. Lý do, để tránh bị đuổi việc, hủy hợp đồng làm việc không đúng pháp luật; hạn chế thất nghiệp.
Ở điều 61, nội dung trong Dự thảo Hiến pháp ghi: “Tổ chức, cá nhân được khuyến khích, tạo điều kiện để tạo việc làm, có thu nhập thỏa đáng cho người lao động”, theo cô Đinh Thị Ngọc Anh nên sửa đổi như sau: “Tổ chức, cá nhân được khuyến khích, tạo điều kiện để việc làm, có thu nhập thỏa đáng cho người lao động”. Lý do, từ “” thể hiện được trách nhiệm của Nhà nước đối với người lao động. Cũng theo cô Ngọc Anh, nên giữ nguyên điều 55 (Hiến pháp 1992): Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Lý do, vì nó thể hiện trách nhiệm của Nhà nước pháp quyền XHCN; giữ nguyên điều 56 (Hiến pháp 1992): về trách nhiệm của Nhà nước đối với viên chức Nhà nước và người làm công ăn lương, vì điều luật quy định rất cụ thể và rõ ràng về nghĩa vụ, quyền lợi của người lao động.
Ngoài ra, một số nhà giáo của Trường THPT Hùng Vương cũng góp ý cho các điều, khoản khác. Cụ thể, điều 29, nội dung trong Dự thảo Hiến pháp là: “Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”, cô Diệp Anh Thu đề nghị sửa đổi, bổ sung như sau: “Nhà nước xây dựng cơ chế hợp lý và luôn tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân từ cấp Trung ương đến địa phương”. Lý do, đây là điều thiết thực, cụ thể mà người dân rất cần.
Hòa Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)