Sau nhiều năm vắng bóng, bệnh sốt rét ở trẻ em có nguy cơ bùng phát trở lại sau khi Bệnh viện Nhi Đồng 1 ghi nhận hai trường hợp bệnh nhi nguy kịch bởi căn bệnh này.
Trẻ bệnh sốt rét điều trị tại khoa Nhiễm, Thần kinh – Bệnh viện Nhi Đồng 2. Ảnh: T.L |
Với các triệu chứng nhầm lẫn với các bệnh khác, bệnh sốt rét ở trẻ em nếu không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời, trẻ có thể tử vong sau 72 giờ.
Dễ nhầm với viêm phổi, tiêu chảy
Đó là nhận định của BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 về căn bệnh sốt rét ở trẻ em. BS Khanh cho biết, trẻ mắc sốt rét giai đoạn đầu rất khó để nhận biết bởi các triệu chứng cơ bản của bệnh chưa xuất hiện. “Khi trẻ bị sốt cao dai dẳng, không hạ thì điều đầu tiên được nghĩ tới là viêm phổi, tiêu chảy. Chỉ khi được tiến hành các xét nghiệm sàng lọc ký sinh trùng mới có thể tìm ra bệnh sớm”.
Bên cạnh đó, theo BS Khanh, chính bởi thời gian rất lâu, 3, 4 năm trở lại đây, sốt rét ít xuất hiện ở Việt Nam và đặc biệt là rất hiếm tấn công trẻ em thế nên, các dấu hiệu bệnh thường dễ bị bỏ sót, nhầm lẫn với các bệnh khác nếu không có các xét nghiệm chuyên sâu tìm ký sinh trùng.
Để phòng chống bệnh sốt rét ở trẻ tránh nguy cơ bùng phát dịch, BS Khanh khuyến cáo người dân cần phải ý thức vệ sinh sạch sẽ nơi ở của mình, tránh để muỗi trú ẩn. Cho trẻ ngủ mùng màn ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay vào chiều tối để tránh muỗi đốt, cẩn trọng đến những vùng có dịch sốt rét lưu hành. Khi có các biểu hiện sốt kèm sốt rét cần phải đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm và điều trị kịp thời. |
Đối với trường hợp hai bệnh nhi vừa nhập viện, BS Khanh cho biết, một bé 3 tuổi và một bé 5 tháng tuổi, đều đến từ Đắk Nông, ban đầu đều có những triệu chứng sốt cao, ho kéo dài. Người nhà bệnh nhi cho biết, trẻ chỉ có biểu hiện sốt và ho nên cho đi khám tại phòng khám địa phương nhưng không ra bệnh. Sau một thời gian điều trị, bệnh có dấu hiệu nặng hơn mới cho trẻ thăm khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Lúc này, hai bé đều trong tình trạng nguy kịch sốt cao, thiếu máu, khó thở, một trẻ kèm theo tiêu chảy. “Tại đây, các kết quả xét nghiệm khiến các BS tá hỏa khi phát hiện hai bé đều nhiễm chỉ số ký sinh trùng sốt rét rất nặng. Rất lâu rồi, căn bệnh này mới quay lại tấn công trẻ, đặc biệt lại ở cùng một tỉnh” – BS Khanh cho biết.
Sau một thời gian dài điều trị tích cực tại phòng cấp cứu, Khoa Nhiễm – Thần kinh, hiện tình trạng bé 3 tuổi đã vượt qua được cơn nguy kịch, bé 5 tháng tuổi vẫn đang được theo dõi.
Trẻ có thể tử vong sau 72 giờ
Điều nguy hiểm của bệnh sốt rét ở trẻ em, theo BS Khanh chính là diễn tiến của bệnh phát triển rất nhanh. “Từ sốt rét nếu không được điều trị kịp thời, trẻ dễ có nguy cơ chuyển thành sốt rét ác tính gây thiếu máu nặng, suy hô hấp, rối loạn ý thức, li bì hoặc vật vã, gan to, lách to, tổn thương đa cơ quan, tổn thương toàn thân và trẻ sẽ nhanh chóng tử vong sau 72 giờ”.
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm, truyền từ người này sang người khác do muỗi trung gian Anophèles, truyền ký sinh trùng Plasmodium. Triệu chứng điển hình của sốt rét là những cơn sốt rét, gan lách lớn và thiếu máu. Còn đối với trẻ em, BS Khanh nhận định, tùy từng lứa tuổi, đặc điểm mà khi nhiễm ký sinh trùng sốt rét lại có những diễn biến của bệnh khác nhau. “Ở trẻ em, khi nhiễm sốt rét thường có những biểu hiện như sốt cao liên miên, rét run toàn thân, môi tái, mắt quầng, nổi da gà. Triệu chứng như thiếu máu, hôn mê, co giật, hạ đường huyết và toan chuyển hóa”.
Để phòng chống bệnh sốt rét ở trẻ tránh nguy cơ bùng phát dịch, BS Khanh khuyến cáo người dân cần phải ý thức vệ sinh sạch sẽ nơi ở của mình, tránh để muỗi trú ẩn. Cho trẻ ngủ mùng màn ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay vào chiều tối để tránh muỗi đốt, cẩn trọng đến những vùng có dịch sốt rét lưu hành. Khi có các biểu hiện sốt kèm sốt rét cần phải đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm và điều trị kịp thời.
Yến Hoa
Bình luận (0)