Trong khi đời sống ở các vùng nông thôn còn thiếu thốn, nhiều gia đình rất khó khăn không đủ điều kiện lo toan cho con em học hết bậc phổ thông trung học và đại học thì ở thôn Nguyệt Áng, xã Đại Áng (Thanh Trì), người dân đã vượt lên vất vả, lo cho con em học hành đạt thành tích cao. Đại Áng được Nhà nước ghi danh là 1 trong 22 làng khoa bảng tiêu biểu của cả nước.
Một góc thôn Nguyệt Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì. |
Truyền thống hiếu học
Là vùng quê chiêm trũng, đời sống của các hộ dân dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nhưng từ lâu, Nguyệt Áng nổi danh là làng khoa bảng với 11 người đỗ đại khoa, gồm 1 trạng nguyên, 1 thám hoa, 9 tiến sĩ và 29 người đỗ trung khoa (hương cống, cử nhân). Nhiều trường hợp, cha con, anh em cùng đỗ đạt, tiêu biểu nhất là gia đình trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh (thế kỷ XV): 4 người con của ông đều đỗ hương cống; các gia đình có con đỗ tú tài thì rất nhiều. Nhiều người đỗ đạt của làng Nguyệt Áng, đã đem hết tài năng phụng sự đất nước.
Theo Trưởng thôn Nguyễn Đức Hoằng, Nguyệt Áng là thôn nhỏ nhất trong 4 làng của xã Đại Áng với 119 hộ dân, 680 nhân khẩu nhưng phong trào học tập luôn là điểm sáng. Cả làng có 13 dòng họ, dòng họ nào cũng có người đỗ cao, trong đó đáng ghi danh nhất là họ Nguyễn Doanh và Nguyễn Đức. Hầu hết các dòng họ đã thành lập được quỹ khuyến học để động viên, giúp đỡ con cháu vượt khó học hành. Những năm gần đây, số người học hành đỗ đạt trong làng tiếp tục tăng lên đáng kể. Tính riêng vài năm gần đây, thôn có 2 tiến sĩ, 4 thạc sĩ, 49 cử nhân. Nhiều gia đình có truyền thống học hành cả 4 thế hệ đều có bằng cử nhân như gia đình cụ Nguyễn Doanh Trung, Nguyễn Đức Giáp…
Nhọc nhằn con chữ
Thôn Nguyệt Áng nói riêng, xã Đại Áng nói chung có địa hình thấp, đất canh tác bình quân 1,3 sào/khẩu, ở đây lại là rốn nước của huyện Thanh Trì nên cứ vào mùa mưa, nước từ các vùng cao dồn về đây để tiêu ra sông Nhuệ, do vậy sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, những lúc nông nhàn, nông dân còn làm thêm một số nghề phụ như thợ xây, chạy chợ nhưng không thường xuyên khiến Nguyệt Áng trở thành một trong những làng quê nghèo khó nhất trong xã.
Ông Nguyễn Doanh Trung, 82 tuổi cho biết: Chính nhờ truyền thống hiếu học của làng, cộng sự nghèo khó trong nông nghiệp đã hun đúc ý chí quyết tâm học tập của các thế hệ con em nơi đây, học để có kiến thức cống hiến ích nước, lợi nhà. Gia đình ông có 2 người con đang làm tiến sĩ, các con và các cháu đến tuổi trưởng thành đều ít nhất có 1 bằng đại học và có việc làm ổn định.
Đạt được nhiều thành tích cao trong học tập cả quá khứ và hiện tại, nhưng con đường đến trường học của các em hiện nay còn gian truân. Phó Chủ tịch UBND xã Đại Áng, Nguyễn Thị Mến cho biết: Đời sống của các hộ dân còn gặp nhiều khó khăn, nhiều gia đình nỗ lực chắt chiu cho con em học tập, mặc dù nơi đây cơ sở vật chất trường học còn rất hạn chế. Ở bậc học mầm non, hiện cơ sở vật chất mới đủ để nhận các cháu 5 tuổi, còn các cháu 4 tuổi vẫn không có lớp, phải đi học nhờ ở các thôn bên cạnh. Còn đối với học sinh THPT, để đến trường con em Nguyệt Áng phải vượt một quãng đường rất xấu, nhiều ổ gà, ổ trâu dài tới 10km.
Vượt lên những khó khăn, thành tích học tập của các thế hệ con em thôn Nguyệt Áng thật đáng trân trọng. Nhiều người học hành thành đạt đã và chắc chắn sẽ có những đóng góp thiết thực làm thay da đổi thịt cho vùng quê nghèo Nguyệt Áng.
Là vùng quê chiêm trũng, đời sống của các hộ dân dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nhưng từ lâu, Nguyệt Áng nổi danh là làng khoa bảng với 11 người đỗ đại khoa, gồm 1 trạng nguyên, 1 thám hoa, 9 tiến sĩ và 29 người đỗ trung khoa (hương cống, cử nhân). Nhiều trường hợp, cha con, anh em cùng đỗ đạt, tiêu biểu nhất là gia đình trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh (thế kỷ XV): 4 người con của ông đều đỗ hương cống; các gia đình có con đỗ tú tài thì rất nhiều. Nhiều người đỗ đạt của làng Nguyệt Áng, đã đem hết tài năng phụng sự đất nước.
Theo Trưởng thôn Nguyễn Đức Hoằng, Nguyệt Áng là thôn nhỏ nhất trong 4 làng của xã Đại Áng với 119 hộ dân, 680 nhân khẩu nhưng phong trào học tập luôn là điểm sáng. Cả làng có 13 dòng họ, dòng họ nào cũng có người đỗ cao, trong đó đáng ghi danh nhất là họ Nguyễn Doanh và Nguyễn Đức. Hầu hết các dòng họ đã thành lập được quỹ khuyến học để động viên, giúp đỡ con cháu vượt khó học hành. Những năm gần đây, số người học hành đỗ đạt trong làng tiếp tục tăng lên đáng kể. Tính riêng vài năm gần đây, thôn có 2 tiến sĩ, 4 thạc sĩ, 49 cử nhân. Nhiều gia đình có truyền thống học hành cả 4 thế hệ đều có bằng cử nhân như gia đình cụ Nguyễn Doanh Trung, Nguyễn Đức Giáp…
Nhọc nhằn con chữ
Thôn Nguyệt Áng nói riêng, xã Đại Áng nói chung có địa hình thấp, đất canh tác bình quân 1,3 sào/khẩu, ở đây lại là rốn nước của huyện Thanh Trì nên cứ vào mùa mưa, nước từ các vùng cao dồn về đây để tiêu ra sông Nhuệ, do vậy sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, những lúc nông nhàn, nông dân còn làm thêm một số nghề phụ như thợ xây, chạy chợ nhưng không thường xuyên khiến Nguyệt Áng trở thành một trong những làng quê nghèo khó nhất trong xã.
Ông Nguyễn Doanh Trung, 82 tuổi cho biết: Chính nhờ truyền thống hiếu học của làng, cộng sự nghèo khó trong nông nghiệp đã hun đúc ý chí quyết tâm học tập của các thế hệ con em nơi đây, học để có kiến thức cống hiến ích nước, lợi nhà. Gia đình ông có 2 người con đang làm tiến sĩ, các con và các cháu đến tuổi trưởng thành đều ít nhất có 1 bằng đại học và có việc làm ổn định.
Đạt được nhiều thành tích cao trong học tập cả quá khứ và hiện tại, nhưng con đường đến trường học của các em hiện nay còn gian truân. Phó Chủ tịch UBND xã Đại Áng, Nguyễn Thị Mến cho biết: Đời sống của các hộ dân còn gặp nhiều khó khăn, nhiều gia đình nỗ lực chắt chiu cho con em học tập, mặc dù nơi đây cơ sở vật chất trường học còn rất hạn chế. Ở bậc học mầm non, hiện cơ sở vật chất mới đủ để nhận các cháu 5 tuổi, còn các cháu 4 tuổi vẫn không có lớp, phải đi học nhờ ở các thôn bên cạnh. Còn đối với học sinh THPT, để đến trường con em Nguyệt Áng phải vượt một quãng đường rất xấu, nhiều ổ gà, ổ trâu dài tới 10km.
Vượt lên những khó khăn, thành tích học tập của các thế hệ con em thôn Nguyệt Áng thật đáng trân trọng. Nhiều người học hành thành đạt đã và chắc chắn sẽ có những đóng góp thiết thực làm thay da đổi thịt cho vùng quê nghèo Nguyệt Áng.
Nguyễn Mai / Hà Nội mới
Bình luận (0)