Chiều 1-11, theo chân một xe khách tuyến Đà Nẵng – Huế, chúng tôi đã ghi lại được hình ảnh hầm đường bộ Hải Vân bị nứt nghiêm trọng.
Trong đó, có vết nứt kéo dài
Các vết nứt xuất hiện dọc thân hầm rất dễ quan sát bằng mắt thường
Nhiều vết nứt ở thân hầm
Theo quan sát của PV, cách miệng hầm chưa đầy 200 m (từ Đà Nẵng ra Huế) đã thấy xuất hiện các vết nứt nhỏ bên thành hầm. Càng vào sâu các vết nứt hình chân chim xuất hiện càng nhiều trên thân và trần hầm, có đoạn các vết nứt này xuất hiện dày đặc. Trong đó, có một một số vết nứt sâu và kéo dài.
Vết nứt nằm chủ yếu ở đoạn gần địa phận TP Đà Nẵng, sau đó xuất hiện rải rác. Ở đoạn gần cuối đường hầm trên địa phận Thừa Thiên – Huế cũng có một số vết nứt ngắn.
Khu Quản lý đường bộ 5 đã có báo cáo gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Theo chúng tôi tìm hiểu, tháng 2-2012, Khu Quản lý đường bộ 5 đã có báo cáo gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Nội dung bản báo cáo như sau: “Ngay sau thời gian nhận bàn giao công trình hoàn thành và đưa vào khai thác vào tháng 6-2005, trên đỉnh vòm hầm đã xuất hiện một vết nứt ngang và dọc đường hầm gây thấm và dột nước xuống mặt đường xe chạy; ban quản lý dự án 85 và các nhà thầu đã cho sửa chữa theo trách nhiệm bảo hành công trình.
Hằng năm, Khu QLĐB 5 tiếp tục sửa chữa bằng nguồn vốn QL&BDTX bằng biện pháp bơm keo cường độ cao vào các khe nứt, nhưng không đạt hiệu quả nhiều. Các vết nứt phát sinh ở nhiều vị trí khác, nước vẫn thấm dột từ trên đỉnh vòm hầm.
Hằng năm, Khu QLĐB 5 tiếp tục sửa chữa bằng nguồn vốn QL&BDTX bằng biện pháp bơm keo cường độ cao vào các khe nứt, nhưng không đạt hiệu quả nhiều. Các vết nứt phát sinh ở nhiều vị trí khác, nước vẫn thấm dột từ trên đỉnh vòm hầm.
Các vết nứt có nguy cơ phát sinh và phát triển theo đa phương; chiều dài vết nứt từ 1-7 m, chiều rộng nhỏ hơn 1 mm.
Ngoài ra, trên suốt chiều dài đường hầm cũng xuất hiện nhiều vết nứt trong kết cấu bê tông cốt thép theo phương ngang, xiên và dọc, chiều dài vết nứt có đoạn đến 12 m, độ rộng vết nứt từ 1-2 mm, độ sâu hơn 5 mm".
Chính vì thế, Khu Quản lý đường bộ 5 đã đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam cử chuyên gia ngành kiểm tra cụ thể hiện trường để có biện pháp xử lý, sửa chữa kịp thời.
Hầm đường bộ Hải Vân được khởi công tháng 8-2000, với tổng vốn đầu tư trên 150 triệu USD từ nguồn vay của Nhật Bản. Đây là công trình trọng điểm quốc gia, 1 trong 30 đường hầm lớn, hiện đại nhất thế giới và là hầm đường bộ lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Công trình do liên danh các nhà thầu Hazama (Nhật Bản) – CIENCO 6 (Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 6), liên danh Sông Đà (Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà) – Dong Ah (Hàn Quốc) thi công.
Hầm được thông xe kỹ thuật tháng 11-2003, khánh thành và đưa vào hoạt động tháng 6-2005.
Theo TPO
Bình luận (0)