Thời gian gần đây, từ kết quả thi tuyển sinh ĐH môn Lịch sử rất thấp, dư luận đặc biệt quan tâm đến tình hình dạy học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông. Đã có rất nhiều ý kiến bàn luận, song để thay đổi tình hình dạy và học môn Sử trong nhà trường không thể là chuyện một sớm một chiều.
Ảnh minh hoạ (Nguồn Internet) |
Điểm môn Sử thấp, chuyện không bất ngờ
Trước hiện tượng điểm thi tuyển sinh ĐH môn Sử có hàng ngàn điểm không, có trường chỉ có 1% số bài thi đạt điểm trên trung bình, một số người bị “sốc”, cho rằng đó là chuyện bất ngờ, chưa từng có…Theo chúng tôi, kết quả đó tuy đáng buồn song không bất ngờ, bởi đó là hệ quả tất yếu của nhiều nguyên nhân đã diễn ra trong một quá trình hàng chục năm.
Do nhu cầu tìm kiếm việc làm, do sức ép về thu nhập, vị trí xã hội, cơ hội thăng tiến nên hầu hết học sinh “một lòng một dạ” theo đuổi các môn KHTN-KT, ngoại ngữ, vi tính…Các môn KHXH, trong đó có môn Sử, từ lâu đã bị coi là “môn phụ”, học sinh chỉ học cho có, theo kiểu bắt buộc, đối phó. Các em không nghe giảng, không ghi chép, về nhà không học bài, không đọc thêm sách vở, không quan tâm các vấn đề của môn học…Đến hôm thi thì tìm cách quay cóp, miễn sao cho đủ điểm trung bình để “qua ải” là xong.
Tỷ lệ thí sinh đăng kí thi khối C hiện nay chỉ còn 5-6%, mà hầu như chỉ còn những em không thể theo học khối A-B-D mới đăng kí thi khối C. Khi đăng kí thi ĐH, những em khá hơn đã thi vào môn Văn, những em cảm thấy non hơn mới thi vào ngành Sử – Địa – GDCD. Chỉ còn một số rất ít những HS thực sự đam mê môn Sử. Quá trình đào tạo tại các khoa Lịch sử của các trường ĐH hầu như không có sự sàng lọc, chủ yếu đã được tuyển vào trường là sẽ được cấp bằng. Hiện tượng học đối phó, chạy điểm vẫn còn tồn tại dai dẳng. Chất lượng sinh viên sư phạm môn Sử vẫn còn gây nhiều băn khoăn.
Ra trường, cơ hội tìm việc làm của sinh viên khoa Sử rất khó khăn. Do môn Sử ít giờ dạy, nên số lượng giáo viên không cần nhiều (chưa bằng ½ giáo viên Văn). Số trường sư phạm mở ra nhiều, lại thêm các sinh viên khoa Sử có chứng chỉ sư phạm cũng tham gia tuyển dụng, mặt khác nhu cầu giáo viên hiện nay đã bão hòa, nhiều nơi có số lượng giáo viên dôi dư lớn.
Thu nhập của giáo viên môn Sử chủ yếu dựa vào đồng lương, ít có cơ hội dạy thêm, làm thêm.
Do thái độ học tập của HS, đội ngũ giáo viên môn Sử không còn động lực phấn đấu, cố gắng, chủ yếu lên lớp theo kiểu đối phó. Các hồ sơ, thủ tục như giáo án, sổ dự giờ, sổ điểm, quy trình lên lớp, chấm bài, thao giảng, viết sáng kiến kinh nghiệm, lên lớp bằng giáo án điện tử… vẫn đảm bảo đầy đủ, đúng trình tự, song mang nặng tính hình thức. Giáo viên ít đọc thêm sách vở, tài liệu tham khảo, cập nhật kiến thức…, chủ yếu chuyển tải kiến thức trong SGK là “hoàn thành nhiệm vụ”. Phương pháp giảng dạy cũng ít được quan tâm đổi mới, chủ yếu là truyền thụ kiến thức một chiều theo kiểu thầy đọc – trò ghi. Phương tiện, thiết bị giảng dạy đơn điệu, thiếu thốn, hoặc nếu có cũng không được các giáo viên quan tâm khai thác.
Chúng tôi không đổ lỗi cho đội ngũ giáo viên, song tình trạng giáo viên Lịch sử chán nản, thiếu động lực trong giảng dạy là có thật. LTHP, một giáo viên ở Hà Tĩnh tâm sự: “Tôi vốn đam mê môn Sử và có khát vọng “truyền lửa” cho học sinh, nhưng bắt gặp thái độ học hành chểnh mảng, mang tính đối phó của các em, tôi như bị “dội nước lạnh”. Nếu các em thích học hỏi, chờ đợi giáo viên mỗi giờ lên lớp, rồi băn khoăn, trăn trở về các vấn đề của môn học thì dù khó khăn vất vả đến mấy người giáo viên cũng vui, cũng cố gắng. Đến lớp, tôi sợ nhất là thái độ lạnh lùng, thờ ơ của học sinh. Lâu dần rồi cũng nản, buông xuôi”. Chứng kiến những giờ Sử ồn ào như chợ vỡ, chỉ một giáo viên “độc diễn”, tôi thấy chạnh lòng cho các đồng nghiệp.
Yêu cầu của môn học chủ yếu là thuộc lòng, nhớ các sự kiện, con số. Các đề thi do đó thường nặng về yêu cầu tái hiện kiến thức. Tình trạng quay cóp trong các giờ kiểm tra, thi cử môn Sử không phải là chuyện hiếm.
Các yếu tố phụ trợ cho việc dạy và học môn Sử cũng còn nhiều bất cập. Học sinh (và cả giáo viên) rất ít hoặc hầu như không được đi du lịch, tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các bảo tàng…để mở mang kiến thức. Các chương trình giải trí, phim ảnh chủ yếu của nước ngoài hoặc mang đậm tính chất thị trường mà thiếu vắng những tác phẩm hấp dẫn về đề tài lịch sử, văn hóa dân tộc, có tính giáo dục cho thế hệ trẻ. Chương trình lịch sử địa phương ít được chú trọng, không ít học sinh mơ hồ về tên đường phố, tên làng mình sống, không nắm bắt được những thông tin cơ bản về lịch sử quê hương.
Học như thế, dạy như thế, thi như thế thì điểm Sử cao mới là chuyện lạ.
Nâng cao chất lượng dạy học môn Sử, chuyện “nói dễ làm khó”
Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Sử đã được đề xuất, song thiết nghĩ việc hiện thực hóa không hề đơn giản. Ví dụ phương án đổi mới chương trình, SGK môn Sử theo hướng tinh giản, chú trọng các sự kiện lớn, chủ đạo. Đây là một ý tưởng đúng, song vấn đề là thực hiện ra sao, khi mà lịch sử là một chuỗi liên tiếp các sự kiện theo dòng thời gian, nếu bỏ sự kiện này thì không thể hiểu được sự kiện khác, tiếp theo. Việc tăng giờ học môn Sử cũng rất khó, vì tăng Sử thì phải giảm môn khác, vậy giảm môn nào? Vả lại, tăng tiết kéo theo việc phải viết lại khung chương trình, tuyển thêm giáo viên…rất khó khăn, tốn kém.
Việc thay đổi yêu cầu môn học theo hướng từ thuộc lòng, nhớ các sự kiện và con số sang yêu cầu hiểu và đánh giá sự kiện, nắm bắt được quy luật, bài học lịch sử cũng vậy. Nhưng nếu như không nhớ các sự kiện, con số thì làm sao đánh giá được sự kiện, hiểu được bài học lịch sử? Chúng tôi cho rằng đây là ý kiến của các chuyên gia lịch sử, những người đã trải qua giai đoạn nhớ các sự kiện và con số.
Ý tưởng đem môn Sử vào các môn thi ĐH cũng vậy, sẽ làm tăng thêm gánh nặng học tập cho học sinh. Học sinh buộc phải học để thi đậu ĐH, nhưng nếu không theo ngành Sử, thì sau khi thi đậu, các em buộc phải “quên” Sử để học các môn khác.
Quỹ thời gian của HS là hằng số, chương trình vốn đã rất nặng, các em lại còn học thêm, vui chơi, làm việc nhà… Nếu chúng ta yêu cầu các em tập trung môn Sử, thì buộc phải bớt thời gian của các môn khác, mà môn nào cũng quan trọng cả, xét trong yêu cầu giáo dục phổ thông. Một số giáo viên Lịch sử không ép buộc học sinh học cũng xuất phát từ lí do này.
Nâng cao thu nhập cho giáo viên, trong đó có giáo viên Lịch sử đang là bài toán khó. Điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn, việc huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế. Nhà nước và ngành giáo dục không thể đặt ra một cơ chế đặc thù cho giáo viên môn Sử, hoặc bất cứ môn nào khác.
Những vấn đề nói trên đã tồn tại trong thời gian dài và không thể giải quyết trong ngày một ngày hai. Do đó, thiết nghĩ, để nâng cao chất lượng dạy học môn Sử trong nhà trường, cần chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Cần đối xử với môn Sử một cách bình thường, bình đẳng với tất cả các môn học khác. Tình trạng học lệch quá mức, sự phân biệt môn “chính”, môn “phụ” trong nhà trường phổ thông về lâu dài sẽ dẫn đến những hậu quả làm suy giảm chất lượng giáo dục, chất lượng con người.
Như vậy, vấn đề không chỉ ở môn Lịch sử, mà còn ở nhiều môn học khác, và cần đặt môn Sử trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông để có một cái nhìn toàn diện hơn, và tìm kiếm những giải pháp mang tính tổng thể.
Trước hiện tượng điểm thi tuyển sinh ĐH môn Sử có hàng ngàn điểm không, có trường chỉ có 1% số bài thi đạt điểm trên trung bình, một số người bị “sốc”, cho rằng đó là chuyện bất ngờ, chưa từng có…Theo chúng tôi, kết quả đó tuy đáng buồn song không bất ngờ, bởi đó là hệ quả tất yếu của nhiều nguyên nhân đã diễn ra trong một quá trình hàng chục năm.
Do nhu cầu tìm kiếm việc làm, do sức ép về thu nhập, vị trí xã hội, cơ hội thăng tiến nên hầu hết học sinh “một lòng một dạ” theo đuổi các môn KHTN-KT, ngoại ngữ, vi tính…Các môn KHXH, trong đó có môn Sử, từ lâu đã bị coi là “môn phụ”, học sinh chỉ học cho có, theo kiểu bắt buộc, đối phó. Các em không nghe giảng, không ghi chép, về nhà không học bài, không đọc thêm sách vở, không quan tâm các vấn đề của môn học…Đến hôm thi thì tìm cách quay cóp, miễn sao cho đủ điểm trung bình để “qua ải” là xong.
Tỷ lệ thí sinh đăng kí thi khối C hiện nay chỉ còn 5-6%, mà hầu như chỉ còn những em không thể theo học khối A-B-D mới đăng kí thi khối C. Khi đăng kí thi ĐH, những em khá hơn đã thi vào môn Văn, những em cảm thấy non hơn mới thi vào ngành Sử – Địa – GDCD. Chỉ còn một số rất ít những HS thực sự đam mê môn Sử. Quá trình đào tạo tại các khoa Lịch sử của các trường ĐH hầu như không có sự sàng lọc, chủ yếu đã được tuyển vào trường là sẽ được cấp bằng. Hiện tượng học đối phó, chạy điểm vẫn còn tồn tại dai dẳng. Chất lượng sinh viên sư phạm môn Sử vẫn còn gây nhiều băn khoăn.
Ra trường, cơ hội tìm việc làm của sinh viên khoa Sử rất khó khăn. Do môn Sử ít giờ dạy, nên số lượng giáo viên không cần nhiều (chưa bằng ½ giáo viên Văn). Số trường sư phạm mở ra nhiều, lại thêm các sinh viên khoa Sử có chứng chỉ sư phạm cũng tham gia tuyển dụng, mặt khác nhu cầu giáo viên hiện nay đã bão hòa, nhiều nơi có số lượng giáo viên dôi dư lớn.
Thu nhập của giáo viên môn Sử chủ yếu dựa vào đồng lương, ít có cơ hội dạy thêm, làm thêm.
Do thái độ học tập của HS, đội ngũ giáo viên môn Sử không còn động lực phấn đấu, cố gắng, chủ yếu lên lớp theo kiểu đối phó. Các hồ sơ, thủ tục như giáo án, sổ dự giờ, sổ điểm, quy trình lên lớp, chấm bài, thao giảng, viết sáng kiến kinh nghiệm, lên lớp bằng giáo án điện tử… vẫn đảm bảo đầy đủ, đúng trình tự, song mang nặng tính hình thức. Giáo viên ít đọc thêm sách vở, tài liệu tham khảo, cập nhật kiến thức…, chủ yếu chuyển tải kiến thức trong SGK là “hoàn thành nhiệm vụ”. Phương pháp giảng dạy cũng ít được quan tâm đổi mới, chủ yếu là truyền thụ kiến thức một chiều theo kiểu thầy đọc – trò ghi. Phương tiện, thiết bị giảng dạy đơn điệu, thiếu thốn, hoặc nếu có cũng không được các giáo viên quan tâm khai thác.
Chúng tôi không đổ lỗi cho đội ngũ giáo viên, song tình trạng giáo viên Lịch sử chán nản, thiếu động lực trong giảng dạy là có thật. LTHP, một giáo viên ở Hà Tĩnh tâm sự: “Tôi vốn đam mê môn Sử và có khát vọng “truyền lửa” cho học sinh, nhưng bắt gặp thái độ học hành chểnh mảng, mang tính đối phó của các em, tôi như bị “dội nước lạnh”. Nếu các em thích học hỏi, chờ đợi giáo viên mỗi giờ lên lớp, rồi băn khoăn, trăn trở về các vấn đề của môn học thì dù khó khăn vất vả đến mấy người giáo viên cũng vui, cũng cố gắng. Đến lớp, tôi sợ nhất là thái độ lạnh lùng, thờ ơ của học sinh. Lâu dần rồi cũng nản, buông xuôi”. Chứng kiến những giờ Sử ồn ào như chợ vỡ, chỉ một giáo viên “độc diễn”, tôi thấy chạnh lòng cho các đồng nghiệp.
Yêu cầu của môn học chủ yếu là thuộc lòng, nhớ các sự kiện, con số. Các đề thi do đó thường nặng về yêu cầu tái hiện kiến thức. Tình trạng quay cóp trong các giờ kiểm tra, thi cử môn Sử không phải là chuyện hiếm.
Các yếu tố phụ trợ cho việc dạy và học môn Sử cũng còn nhiều bất cập. Học sinh (và cả giáo viên) rất ít hoặc hầu như không được đi du lịch, tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các bảo tàng…để mở mang kiến thức. Các chương trình giải trí, phim ảnh chủ yếu của nước ngoài hoặc mang đậm tính chất thị trường mà thiếu vắng những tác phẩm hấp dẫn về đề tài lịch sử, văn hóa dân tộc, có tính giáo dục cho thế hệ trẻ. Chương trình lịch sử địa phương ít được chú trọng, không ít học sinh mơ hồ về tên đường phố, tên làng mình sống, không nắm bắt được những thông tin cơ bản về lịch sử quê hương.
Học như thế, dạy như thế, thi như thế thì điểm Sử cao mới là chuyện lạ.
Nâng cao chất lượng dạy học môn Sử, chuyện “nói dễ làm khó”
Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Sử đã được đề xuất, song thiết nghĩ việc hiện thực hóa không hề đơn giản. Ví dụ phương án đổi mới chương trình, SGK môn Sử theo hướng tinh giản, chú trọng các sự kiện lớn, chủ đạo. Đây là một ý tưởng đúng, song vấn đề là thực hiện ra sao, khi mà lịch sử là một chuỗi liên tiếp các sự kiện theo dòng thời gian, nếu bỏ sự kiện này thì không thể hiểu được sự kiện khác, tiếp theo. Việc tăng giờ học môn Sử cũng rất khó, vì tăng Sử thì phải giảm môn khác, vậy giảm môn nào? Vả lại, tăng tiết kéo theo việc phải viết lại khung chương trình, tuyển thêm giáo viên…rất khó khăn, tốn kém.
Việc thay đổi yêu cầu môn học theo hướng từ thuộc lòng, nhớ các sự kiện và con số sang yêu cầu hiểu và đánh giá sự kiện, nắm bắt được quy luật, bài học lịch sử cũng vậy. Nhưng nếu như không nhớ các sự kiện, con số thì làm sao đánh giá được sự kiện, hiểu được bài học lịch sử? Chúng tôi cho rằng đây là ý kiến của các chuyên gia lịch sử, những người đã trải qua giai đoạn nhớ các sự kiện và con số.
Ý tưởng đem môn Sử vào các môn thi ĐH cũng vậy, sẽ làm tăng thêm gánh nặng học tập cho học sinh. Học sinh buộc phải học để thi đậu ĐH, nhưng nếu không theo ngành Sử, thì sau khi thi đậu, các em buộc phải “quên” Sử để học các môn khác.
Quỹ thời gian của HS là hằng số, chương trình vốn đã rất nặng, các em lại còn học thêm, vui chơi, làm việc nhà… Nếu chúng ta yêu cầu các em tập trung môn Sử, thì buộc phải bớt thời gian của các môn khác, mà môn nào cũng quan trọng cả, xét trong yêu cầu giáo dục phổ thông. Một số giáo viên Lịch sử không ép buộc học sinh học cũng xuất phát từ lí do này.
Nâng cao thu nhập cho giáo viên, trong đó có giáo viên Lịch sử đang là bài toán khó. Điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn, việc huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế. Nhà nước và ngành giáo dục không thể đặt ra một cơ chế đặc thù cho giáo viên môn Sử, hoặc bất cứ môn nào khác.
Những vấn đề nói trên đã tồn tại trong thời gian dài và không thể giải quyết trong ngày một ngày hai. Do đó, thiết nghĩ, để nâng cao chất lượng dạy học môn Sử trong nhà trường, cần chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Cần đối xử với môn Sử một cách bình thường, bình đẳng với tất cả các môn học khác. Tình trạng học lệch quá mức, sự phân biệt môn “chính”, môn “phụ” trong nhà trường phổ thông về lâu dài sẽ dẫn đến những hậu quả làm suy giảm chất lượng giáo dục, chất lượng con người.
Như vậy, vấn đề không chỉ ở môn Lịch sử, mà còn ở nhiều môn học khác, và cần đặt môn Sử trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông để có một cái nhìn toàn diện hơn, và tìm kiếm những giải pháp mang tính tổng thể.
Theo Trần Quang Đại
(Tamnhin.net)
Bình luận (0)