Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Thực hiện chế độ ăn này, người loét dạ dày sẽ không còn sợ bệnh nữa

Tạp Chí Giáo Dục

Đau bụng, chán ăn, sụt cân, đầy hơi bụng kèm theo ợ nóng là một vài trong số các triệu chứng của loét dạ dày. Cần phải chăm sóc để không dẫn tới tình trạng nặng, gây nguy hiểm cho cơ thể.
Dạ dày loét chủ yếu gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là H.pylori, gây đau đớn và khó chịu, thậm chí ung thư dạ dày.
Đau bụng, chán ăn, sụt cân, đầy hơi bụng kèm theo ợ nóng là một vài trong số các triệu chứng của bệnh loét dạ dày. Cần phải chăm sóc để không dẫn tới tình trạng nặng, gây nguy hiểm cho cơ thể.
Dưới đây là một danh sách của một vài biện pháp tự nhiên và lời khuyên chế độ ăn uống cho những người bị loét dạ dày.
Thực phẩm tốt cho người bị loét dạ dày
  • Cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng.
  • Các loại khoai: khoai tây, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp.
  • Thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om.
  • Sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, phomát.
  • Đường, bánh, mứt kẹo, mật ong, kem, thạch, chè.
  • Nước uống: Nước lọc, nước khoáng.
Thực phẩm người bị loét dạ dày cần tránh
  • Các loại thực phẩm có độ acid cao: Các loại quả chua như chanh, cam, bưởi chua; dưa, cà muối, dấm, mẻ, tương ớt.
  • Các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: Các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành.
  • Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: Rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè…
  • Các loại thức ăn tăng tiết acid: Các loại nước sốt thịt cá đậm đặc.
  • Không nên ăn các loại hoa quả như: Chuối tiêu, đu đủ, táo. Các loại thức ăn chế biến sẵn như giăm bông, lạp sườn, xúc xích.
  • Không ăn sữa chua lúc đói.
Trong trường hợp viêm dạ dày cấp tính cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương, vì vậy có thể nhịn ăn trong vòng 24 – 48 giờ vì thức ăn vào dạ dày sẽ kích thích tiết acid càng làm loét vết thương. Chỉ nên uống nước khoáng với số lượng vừa phải để khỏi khát và mất nước. Sau thời gian nhịn ăn nên ăn súp nấu với rau thịt nghiền. Uống sữa hoặc ăn kem với năng lượng từ 1200-1300 Kcal. Mỗi lần ăn với số lượng ít và ăn nhiều lần cách nhau 1 giờ. Sau đó dần dần tăng số lượng cho đến khi không còn triệu chứng: Đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua thì ăn uống gần như bình thường.
Thức ăn cay nên hoàn toàn tránh nếu bạn bị loét dạ dày.
Thức ăn cay nên hoàn toàn tránh nếu bạn bị loét dạ dày.
  • Thức ăn cay nên hoàn toàn tránh nếu bạn bị loét dạ dày. Nó gây ra sự kích thích vùng niêm mạc dạ dày và ảnh hưởng đến vết loét, làm cho tình trạng bệnh ngày một nặng hơn.
  • Thịt, đặc biệt là thịt đỏ có nhiều chất béo, chất đạm nên mất nhiều thời gian để tiêu hóa, gây 'vất vả' cho dạ dày. Trong quá trình đó, nó có thể gây ra hiện tượng kích ứng niêm mạc, gây đau bụng.
  • Quýt làm tăng axit dạ dày và gây kích ứng loét. Trái cây họ cam quýt, chanh, bưởi nên tránh đối với người bị bệnh này.
NT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)