Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Microsoft liên minh với Facebook, phát triển phần mềm trí tuệ nhân tạo

Tạp Chí Giáo Dục

Microsoft đã và đang phát triển phần mềm mã nguồn mở để chế tạo các mô hình trí tuệ nhân tạo. Song vài tháng gần đây, doanh nghiệp thay đổi hướng đi, chọn cách làm việc chặt chẽ hơn với Facebook.

CEO Microsoft Satya Nadella. Ảnh: MICROSOFT

Bên cạnh đó, Microsoft cũng đóng góp cho sự phát triển của phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) miễn phí theo “khẩu vị” của công ty bạn. Theo CNBC, Microsoft không quan trọng hóa thay đổi này, nhưng nó phản ánh sự sẵn lòng hậu thuẫn của hãng với phần mềm đến từ nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn khác, thay vì chỉ tập trung vào nền tảng riêng của mình.

Google là công ty đứng sau phần mềm AI mã nguồn mở phổ biến nhất có tên TensorFlow – ra đời cuối năm 2015. Microsoft đưa phần mềm Cognitive Toolkit (CNTK) lên GitHut và cấp cho nó giấy phép nguồn mở thoải mái hơn vào đầu năm 2016. Facebook thì tung PyTorch, câu trả lời dành cho TensorFlow, cuối năm 2016.

Giao diện Microsoft Cognitive Toolkit (2.0). Ảnh: CIOL.COM

Hệ thống của Microsoft có nhiều thế mạnh, đặc biệt là trong việc xây dựng hệ thống nhận dạng giọng nói. Dù vậy, PyTorch nhanh chóng được chấp nhận và có một số chi tiết kỹ thuật thú vị, giám đốc công nghệ Kevin Scott của Microsoft chia sẻ.

Năm ngoái, ông Scott gặp gỡ giám đốc công nghệ Facebook Mike Schroepfer và quyết định hai doanh nghiệp tốt hơn là nên cố gắng “chống phân mảnh một số sự phức tạp” trong hệ sinh thái phần mềm mà con người có thể dùng để huấn luyện các mô hình AI.

Trong tháng 9.2017, Facebook và Microsoft giới thiệu ONNX, phần mềm mã nguồn mở để xuất các mô hình được đào tạo với khung phần mềm AI, chẳng hạn như Cognitive Toolkit của Microsoft, để ONNX có thể được dùng để đưa ra dự báo với nhiều khung phần mềm khác, chẳng hạn như PyTorch của Facebook.
Nhà đồng sáng lập kiêm CEO Sai Soundararaj của hãng FloydHub cho rằng thực tế, có quá nhiều khung AI sẵn có. Dịch vụ đám mây của FloydHub đã và đang hỗ trợ Cognitive Toolkit, nhưng nó không được nhiều người dùng sử dụng, ông Soundararaj cho hay.

Logo PyTorch. Ảnh: MEDIUM

Microsoft vẫn chưa bỏ hẳn Cognitive Toolkit, ngay cả khi hãng giờ tập trung vào nhiều dự án khác. Phần mềm của Microsoft vẫn được cập nhật. Dù vậy, hãng có định hướng rõ ràng là sức mạnh của cộng đồng giờ xoay quanh PyTorch và TensorFlow. Vì thế, công ty cũng chú ý phần nhiều vào hai cái tên này. “Để cộng đồng đón nhận, áp dụng là cực kỳ quan trọng”, phó chủ tịch nền tảng AI của Microsoft, ông Eric Boyd, cho hay.
Gần đây, Microsoft cởi mở hơn trong việc đón nhận công nghệ đến từ ngoài doanh nghiệp. Hãng đón nhận Linux, giúp nó dễ dàng truy cập hơn từ bên trong Windows 10 và tạo phiên bản Linux cho phần mềm cơ sở dữ liệu SQL Server của hãng. Microsoft cũng giảm nỗ lực xung quanh Windows cho điện thoại di động, tăng phát triển ứng dụng cho hệ điều hành iOS của Apple và Android của Google.
Theo Thu Thảo/TNO

 

Bình luận (0)