Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Thực phẩm giảm viêm loét dạ dày

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiều người cố gắng chữa viêm loét dạ dày bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh, nhưng theo các chuyên gia sức khỏe, biện pháp hiệu quả nhất để làm dịu vết loét là ăn đúng thực phẩm.
Một số thực phẩm chứa kháng sinh tự nhiên có thể giúp chống lại những vết viêm loét dạ dày. Dưới đây là một số thực phẩm có tác dụng như vậy.
Mật ong: Có đặc tính kháng khuẩn và kháng vi rút tự nhiên. Mật ong giúp đẩy lùi và tiêu diệt vi trùng H.Pylori, qua đó giúp giảm viêm loét dạ dày. Mật ong cũng có tác dụng làm dịu niêm mạc bị kích ứng của dạ dày, thực quản và ruột. Nó giúp bao phủ các vết loét và làm giảm cảm giác đau đớn.

Ngũ cốc – Ảnh: Shutterstock

Sữa chua: Lợi khuẩn trong sữa chua giúp tiêu diệt vi khuẩn ở vết loét dạ dày và giúp giảm đau. Các cơn đau này thường do các vi khuẩn có hại xung quanh vết loét gây ra.
Ngũ cốc: Ăn ngũ cốc cung cấp một lượng lớn carbohydrate phức tạp giúp làm dịu viêm loét dạ dày. Các chất xơ có trong ngũ cốc sẽ giúp giải quyết các vấn đề tiêu hóa và cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn.
Bắp cải: Những chất a xít amin, L-glutamine và Gefarnate có nhiều trong bắp cải giúp loại bỏ viêm loét dạ dày. Chúng bảo vệ niêm mạc tiêu hóa và không để vết loét mới hình thành. Các chất này cũng làm tăng sản xuất dịch nhầy che phủ và bảo vệ các vết lở loét để làm cho chúng ít đau hơn và bớt gây hại.
Gạo lứt: Chứa các carbohydrate phức tạp, gạo lứt là thực phẩm nên ăn đối với những ai bị viêm loét dạ dày. Nó có tác dụng đẩy mạnh hoạt động của hệ tiêu hóa. Gạo lứt cũng sẽ cung cấp các vitamin thiết yếu, khoáng chất và chất dinh dưỡng mà không gây cản trở các hoạt động của cơ thể.
Tỏi: Có đặc tính kháng khuẩn và kháng vi rút, tỏi đẩy lùi và tiêu diệt các vi khuẩn gây loét dạ dày. Tỏi bảo vệ dạ dày tuyệt đối khi được kết hợp với các thực phẩm khác nhờ nó chứa nhiều chất chống ô xy hóa.
Trái cây không chua: Các loại trái cây không chứa a xít sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà không làm nặng thêm vết loét dạ dày, cũng như không gây ra cơn đau nặng hơn. Tránh các loại trái cây có tính a xít như cam, cà chua hoặc thơm.
Khoai tây: Mang hương vị nhẹ và có lợi trong việc làm dịu vết viêm loét. Nhưng không nên ăn khoai tây ở dạng chiên vì điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng loét đang có.

Nhất Linh (TNO)

Bình luận (0)