Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Ăn mặn: Thói quen nguy hiểm cho tim

Tạp Chí Giáo Dục

Bệnh tim mạch, bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ đang là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Hiện nay ước tính mỗi năm có khoảng 17,3 triệu người trên thế giới chết vì những bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Theo các nghiên cứu y học gần đây, một trong những nguyên nhân chính làm bệnh tim mạch tăng cao là do thói quen ăn mặn thường ngày trong cuộc sống.

“Kẻ thù số một” của trái tim
Ăn mặn đã là thói quen của rất nhiều người và đó cũng là nguyên nhân chính gây bệnh cao huyết áp. TS-BS Trần Thị Minh Hạnh, Trưởng Phòng Dinh dưỡng cộng đồng, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, giải thích khi ăn nhiều muối, chúng ta đã vô tình đưa nhiều natri vào trong cơ thể. Tuy natri rất quan trọng cho cơ thể nhưng khi hàm lượng natri trong máu tăng, thận sẽ phải làm việc không ngừng để lọc máu.
Nếu lượng natri trong máu cao vượt khả năng lọc của thận, sẽ làm gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch. Hậu quả là nước sẽ di chuyển vào bên trong lòng mạch theo áp lực thẩm thấu gây tăng thể tích máu. Điều này dẫn đến tăng huyết áp và tăng gánh nặng hoạt động của tim, nghĩa là tim phải bơm một lượng máu lớn hơn bình thường với áp lực cao, về lâu dài sẽ dẫn đến suy tim.
Do đó, việc cắt giảm đi số lượng muối không cần thiết mà chúng ta ăn hằng ngày sẽ giúp chúng ta tránh mắc phải những bệnh lý về tim mạch. Kết quả của một nghiên cứu gần đây của Trường Đại học California (Mỹ) cho thấy nếu khi còn trẻ chúng ta giảm sử dụng khoảng 3.000 mg muối ăn/ngày thì khi về già có thể giảm được 30% – 43% nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy, nếu giảm ăn muối suốt thời gian khi còn trẻ đến 50 tuổi thì sẽ giảm 7% – 12% nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, giảm từ 8% – 14% nguy cơ mắc bệnh tim và giảm từ 5% – 8% nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
Ăn bao nhiêu muối là vừa?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để giữ sức khỏe tốt, một người bình thường không nên ăn quá 6 g muối/người/ngày (tương đương 1 muỗng cà phê muối). Cần lưu ý lượng muối cho phép ăn vào ở đây không chỉ là muối ăn mà còn là muối ẩn chứa trong các thực phẩm khác. Trong khi đó, Viện Dinh dưỡng cho biết người Việt Nam hiện nay đang dùng muối lên đến 18-22 g/người/ngày, cao gấp 3 lần so với khuyến cáo.
Sở dĩ có tình trạng trên là bởi từ xa xưa, người Việt Nam đã quen dùng muối để tạo các gia vị mặn như nước mắm, nước tương, tương, chao,… và dùng muối để bảo quản thức ăn tránh hỏng như các loại mắm, khô cá, các loại rau cải muối chua,… Bên cạnh đó, theo xu hướng của cuộc sống hiện đại, chúng ta lại sử dụng nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa lượng muối cao gấp đôi so với lượng muối dùng trong thức ăn chế biến tại gia đình mà chúng ta thường ít để ý đến.
Vì vậy, giảm lượng muối ăn hằng ngày trong món ăn, vừa giữ gìn sức khỏe mà vẫn vừa cảm thấy ngon miệng đang là mối quan tâm của nhiều người. Theo BS Minh Hạnh, để làm được điều này, chúng ta phải tập dần dần, không thể giảm đột ngột (trừ các trường hợp bị các bệnh lý mà bác sĩ chỉ định phải ăn nhạt). Chúng ta nên bắt đầu giảm muối từng bước một như: chọn các loại nước chấm có công thức giảm mặn, pha loãng thay vì ăn nguyên chất, nêm thức ăn nhạt hơn thói quen ăn uống bình thường, hạn chế các món chế biến mặn, thực phẩm chế biến sẵn…
Đồng thời, các bà nội trợ có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của gia đình mình bằng cách tích cực tìm hiểu các cách chế biến món ăn lành mạnh mà không cần dùng nhiều muối. Cả gia đình nên ăn giống nhau và cùng giảm muối, chứ không kiêng riêng cho một người vì sẽ khó thực hiện. Các bà mẹ cũng nên tập cho trẻ thói quen ăn ít muối ngay từ nhỏ để hình thành thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe.
Theo Người Lao Động

Bình luận (0)

Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Ăn mặn – thói quen nguy hiểm cho tim

Tạp Chí Giáo Dục

Bệnh tim mạch, bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ đang là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Hiện nay ước tính mỗi năm có khoảng 17,3 triệu người trên thế giới chết vì những bệnh lý liên quan đến tim mạch

Theo các nghiên cứu y học gần đây, một trong những nguyên nhân chính làm bệnh tim mạch tăng cao là do thói quen ăn mặn thường ngày trong cuộc sống.

 “Kẻ thù số một” của trái tim

Ăn mặn đã là thói quen của rất nhiều người và đó cũng là nguyên nhân chính gây bệnh cao huyết áp. TS-BS Trần Thị Minh Hạnh, Trưởng Phòng Dinh dưỡng cộng đồng, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, giải thích khi ăn nhiều muối, chúng ta đã vô tình đưa nhiều natri vào trong cơ thể. Tuy natri rất quan trọng cho cơ thể nhưng khi hàm lượng natri trong máu tăng, thận sẽ phải làm việc không ngừng để lọc máu.


Giảm lượng muối ăn hằng ngày để giữ sức khỏe cho cả gia đình
mà vẫn cảm thấy ngon miệng là mối quan tâm của nhiều “nội tướng”. Ảnh: Xuân Thảo

Nếu lượng natri trong máu cao vượt khả năng lọc của thận, sẽ làm gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch. Hậu quả là nước sẽ di chuyển vào bên trong lòng mạch theo áp lực thẩm thấu gây tăng thể tích máu. Điều này dẫn đến tăng huyết áp và tăng gánh nặng hoạt động của tim, nghĩa là tim phải bơm một lượng máu lớn hơn bình thường với áp lực cao, về lâu dài sẽ dẫn đến suy tim.
Do đó, việc cắt giảm đi số lượng muối không cần thiết mà chúng ta ăn hằng ngày sẽ giúp chúng ta tránh mắc phải những bệnh lý về tim mạch. Kết quả của một nghiên cứu gần đây của Trường Đại học California (Mỹ) cho thấy nếu khi còn trẻ chúng ta giảm sử dụng khoảng 3.000 mg muối ăn/ngày thì khi về già có thể giảm được 30% – 43% nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy, nếu giảm ăn muối suốt thời gian khi còn trẻ đến 50 tuổi thì sẽ giảm 7% – 12% nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, giảm từ 8% – 14% nguy cơ mắc bệnh tim và giảm từ 5% – 8% nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.

Ăn bao nhiêu muối là vừa?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để giữ sức khỏe tốt, một người bình thường không nên ăn quá 6 g muối/người/ngày (tương đương 1 muỗng cà phê muối). Cần lưu ý lượng muối cho phép ăn vào ở đây không chỉ là muối ăn mà còn là muối ẩn chứa trong các thực phẩm khác. Trong khi đó, Viện Dinh dưỡng cho biết người Việt Nam hiện nay đang dùng muối lên đến 18-22 g/người/ngày, cao gấp 3 lần so với khuyến cáo.
Sở dĩ có tình trạng trên là bởi từ xa xưa, người Việt Nam đã quen dùng muối để tạo các gia vị mặn như nước mắm, nước tương, tương, chao,… và dùng muối để bảo quản thức ăn tránh hỏng như các loại mắm, khô cá, các loại rau cải muối chua,… Bên cạnh đó, theo xu hướng của cuộc sống hiện đại, chúng ta lại sử dụng nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa lượng muối cao gấp đôi so với lượng muối dùng trong thức ăn chế biến tại gia đình mà chúng ta thường ít để ý đến.
Vì vậy, giảm lượng muối ăn hằng ngày trong món ăn, vừa giữ gìn sức khỏe mà vẫn vừa cảm thấy ngon miệng đang là mối quan tâm của nhiều người. Theo BS Minh Hạnh, để làm được điều này, chúng ta phải tập dần dần, không thể giảm đột ngột (trừ các trường hợp bị các bệnh lý mà bác sĩ chỉ định phải ăn nhạt). Chúng ta nên bắt đầu giảm muối từng bước một như: chọn các loại nước chấm có công thức giảm mặn, pha loãng thay vì ăn nguyên chất, nêm thức ăn nhạt hơn thói quen ăn uống bình thường, hạn chế các món chế biến mặn, thực phẩm chế biến sẵn…
Đồng thời, các bà nội trợ có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của gia đình mình bằng cách tích cực tìm hiểu các cách chế biến món ăn lành mạnh mà không cần dùng nhiều muối. Cả gia đình nên ăn giống nhau và cùng giảm muối, chứ không kiêng riêng cho một người vì sẽ khó thực hiện. Các bà mẹ cũng nên tập cho trẻ thói quen ăn ít muối ngay từ nhỏ để hình thành thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe.
Theo Lan Anh
(nld)