Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Sốt xuất huyết: Biến chứng nặng vì chủ quan

Tạp Chí Giáo Dục

Trong 5/3, Khoa Cấp cứu hồi sức tích cực và chống độc người lớn – BV Bệnh Nhiệt đới (TP HCM) đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ truỵ tim mạch, tím tái, sốc. Theo chẩn đoán, bệnh nhân nhiều khả năng bị sốt xuất huyết.

Bệnh nhân SXH đang điều trị tại BV Nhiệt đới

Tuy không phải vào mùa cao điểm nhưng trung bình mỗi ngày, BV Bệnh Nhiệt đới vẫn tiếp nhận khoảng 10-15 ca sốt xuất huyết cần theo dõi và điều trị.
Đặc biệt trong số này, có không ít bệnh nhân là người lớn – đối tượng thường xem nhẹ hậu quả của bệnh sốt xuất huyết vì có tâm lý cho rằng bệnh chỉ xảy đến với trẻ em.
Trong 5/3, Khoa Cấp cứu hồi sức tích cực và chống độc người lớn – BV Bệnh Nhiệt đới đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ truỵ tim mạch, tím tái, sốc. Theo chẩn đoán, bệnh nhân nhiều khả năng bị sốt xuất huyết.
Các bác sĩ đã phải can thiệp tích cực bằng cách chống sốc, hỗ trợ máy thở, dùng thuốc trợ tim, chích thuốc lợi tiểu…
Theo các chuyên gia y tế, dấu hiệu sốt xuất huyết nặng thường là sốt cao liên tục từ 2 – 5 ngày. Vào ngày thứ 6 hoặc thứ 7, người bệnh có thể giảm sốt nhưng đây là thời điểm bệnh trạng của người bệnh dễ có xu hướng chuyển nặng: mạch và huyết áp có thể bị tụt, rối loạn đông máu trầm trọng dẫn đến xuất huyết ngoại (đi tiểu ra máu, ói ra máu, chảy máu cam, xuất huyết dưới da, rong kinh đối với nữ…).
Nếu không được xử trí đúng (lạm dụng dịch truyền), bệnh nhân sốt xuất huyết người lớn dễ bị phù phổi, suy hô hấp.
Các bác sĩ cảnh báo, sau khi sốt cao liên tục từ 2 – 3 ngày, bệnh nhân cần phải đến bệnh viện chuyên khoa để làm xét nghiệm máu. Qua đó, các bác sĩ sẽ theo dõi hàng ngày và điều trị ngoại trú bằng cách uống nhiều nước, giảm sốt bằng paracetamol nếu bệnh nhân sốt xuất huyết thể nhẹ.
Được biết, trong năm 2008, ước tính BV Bệnh Nhiệt đới tiếp nhận khoảng 5.000 ca sốt xuất huyết người lớn, trong đó 200 trường hợp nặng.
 Theo Phương Khánh
Vietnamnet

Bình luận (0)