Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Khủng hoảng – tiền bạc và đạo đức

Tạp Chí Giáo Dục

Kinh tế chưa phục hồi sau những sự kiện “điếng người”: suy thoái, thị trường sụp đổ, bê bối tài chính. Lúc này, chúng ta lại phải đối mặt với thách thức mới – thâm hụt ngày càng cao, chi phí năng lượng và chăm sóc sức khỏe tăng mạnh, lãi suất biến động, thu nhập giảm và khả năng “phục hồi” thấp.

Chúng ta đang sống trong thời đại của tình trạng bất ổn cao – khủng bố, chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp… Khi ít tìm thấy sự bảo đảm bên ngoài bản thân, chúng ta buộc phải du hành trong trái tim và tâm hồn mình để tìm kiếm những câu trả lời và những khuynh hướng mới. Đó là lý do tại sao sức mạnh tinh thần ‒ được cho là xu hướng lớn nhất trong thời đại ngày nay.

Cho dù bạn theo xu hướng tinh thần hay theo phái Phúc âm, ngây ngô hay non nớt, là một nhà tư bản “khó chơi” hay một bà mẹ mua sắm theo giá trị của mình, bạn vẫn cần biết những xu hướng mạnh mẽ đang tái tạo hoạt động kinh doanh tự do.

Những người đứng sau xu hướng lớn

Trước khi nêu ra bảy xu hướng chủ đạo mới, tôi xin giới thiệu một vài nhân vật rất sâu sắc đằng sau lĩnh vực kinh tế. Khi đọc những câu chuyện của họ, mà tôi sẽ lần lượt kể trong từng chương, bạn sẽ cảm nhận được những cam kết cá nhân mạnh mẽ đã tiếp sức cho thay đổi.

Trong 7 đại xu hướng 2010, bạn sẽ gặp: – Giám đốc điều hành của một IPO đầy nhiệt huyết năm 2004 và cũng là một chuyên gia thiền.

– Nhà hoạt động Dow 40 với những cuộc phiêu lưu phát triển kinh tế ở Thế giới thứ 3 được đề cập trong những phát biểu của Tổng giám đốc của mình.

– Một Sa hoàng công nghệ cao mở lòng với tinh thần và có công ty nằm trong danh sách Fortune 500 thu lợi hàng trăm triệu nhờ những nguyên tắc tinh thần ứng dụng vào công việc.

– Một chuyên gia tiếp thị kỳ cựu trở thành chuyên viên ngồi thiền cho Fortune 500.

– Một doanh nhân ở Thung lũng Silicon làm việc với cơ quan lập pháp California để giải phóng các công ty khỏi trách nhiệm với các bên liên quan, cũng như các cổ đông.

1. Sức mạnh của tinh thần. Trong những thời kỳ rối ren, chúng ta có khuynh hướng hướng nội; 78% tìm kiếm tinh thần nhiều hơn nữa. Hoạt động thiền và yoga gia tăng. Sự hiện diện linh thiêng lan tỏa sang các lĩnh vực kinh doanh. Các giám đốc điều hành hướng đến tinh thần cũng như các lãnh đạo cấp cao của Redken và Hewlett-Packard (HP) biến cải công ty của họ.

2. Buổi bình minh của CNTB có ý thức. Những công ty hàng đầu và Giám đốc điều hành cấp cao đang tái tạo hoạt động kinh doanh tự do nhằm tôn vinh các bên có quyền lợi liên quan và cổ đông. Liệu như thế có làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn không? Có. Có tạo ra thêm nhiều tiền bạc không? Rất nhiều nghiên cứu cho thấy những công ty thiện tâm tích lũy được nhiều lợi nhuận.

3. Lãnh đạo cấp trung. Vị trí Giám đốc điều hành lương cao, có uy tín đang mờ nhạt rất nhanh. Ngày nay, các chuyên gia nói rằng những nhà quản lý “bình thường”, như Barbara Waugh của HP, tạo nên sự thay đổi bền vững. Họ làm điều đó bằng cách nào? Bằng giá trị, ảnh hưởng và uy quyền đạo đức.

4. Tinh thần trong kinh doanh đang phát triển mạnh. Eileen Fisher, Medtronic giành được phần thưởng “Tinh thần trong công việc”. Ford, Intel và nhiều hãng khác tài trợ cho các hoạt động tâm linh của nhân viên. Hàng tháng, Phòng Thương mại San Francisco tài trợ cho một buổi họp mặt ăn trưa chuyên về tinh thần.

5. Người tiêu dùng đề cao giá trị. Người tiêu dùng có ý thức, những người tránh xa thị trường đại chúng là một “khu vực” trị giá nhiều tỷ đôla. Khi mua ôtô lai (sử dụng nhiều nguồn năng lượng để tiết kiệm nhiên liệu), vật dụng xanh (những vật dụng bằng chất liệu tự nhiên, không độc hại, bền vững và thân thiện với môi trường) hay thực phẩm hữu cơ, họ đều tính đến giá trị của chúng. Vì thế, những thương hiệu thể hiện những giá trị tích cực sẽ thu hút họ.

6. Làn sóng những giải pháp có ý thức. Hãy đến với một công ty ngay gần bạn: Lễ khai tâm. Thiền định. Tha thứ. Đào tạo. Toán học trái tim. Những yếu tố này nghe thật ấn tượng nhưng những người tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh có ý thức đang theo sát các kết quả đủ làm bạn bất ngờ.

7. Bùng nổ đầu tư có trách nhiệm xã hội. Các bảng niêm yết chứng khoán hiện nay đều hiện màu xanh. Vậy bạn nên đầu tư vào đâu? Chương này lập biểu đồ xu hướng đầu tư “xã hội” và giúp bạn cân nhắc lựa chọn của mình.

Tiền bạc và đạo đức

7 đại xu hướng 2010 khám phá quá trình tìm kiếm các giá trị đạo đức và ý nghĩa trong kinh doanh ngay trong phạm vi hợp pháp của CNTB hiện đại ‒ một thế giới nơi các doanh nghiệp bị ràng buộc về mặt luật pháp đối với nghĩa vụ tối đa hóa tiền lãi cho cổ đông. Tuy nhiên, điều vừa đáng chú ý vừa bất ngờ là đạo đức doanh nghiệp thường có tương quan với thành quả tài chính. Nói cách khác, nhiều doanh nghiệp “thiện tâm” đang đè bẹp bảng xếp hạng tín dụng Standard & Poors (S&P) 500! Chẳng hạn: Quỹ Winslow Green Growth (Tăng trưởng Xanh Winslow), nắm giữ cổ phần của những công ty đổi mới có tiêu chuẩn môi trường cao, tăng trưởng hơn 90% vào năm 2003 (so với 28,2% của các công ty hàng đầu trong bảng S&P 500).

Nhiều nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp, rất khác với việc bòn rút lợi nhuận, là chỉ số quan trọng của thành công. Huyền thoại về kinh doanh “áp lực và tằn tiện” không chỉ đe dọa các giá trị đạo đức mà cả sự thịnh vượng của hoạt động kinh doanh Mỹ.

Tôi không nói rằng trách nhiệm của doanh nghiệp mang đến thành công về tài chính, nhưng chắc chắn giữa chúng có một mối quan hệ. Các công ty có trách nhiệm xã hội thường được quản lý tốt và quản lý hiệu quả là cách tốt nhất để phép dự đoán thành quả tài chính.

Trên thực tế, nếu bạn muốn đầu tư hoặc làm việc cho một công ty theo đuổi những tiêu chuẩn đạo đức cao, việc xác định những doanh nghiệp đạt kết quả tài chính khả quan tương đối dễ dàng. Có hàng nghìn công ty tốt, nhưng xin bắt đầu với con số 100. Danh sách “100 công dân doanh nghiệp tốt nhất” do Business Ethics (Đạo đức kinh doanh) bầu chọn, được xuất bản thường niên trên CRO Magazine (Tạp chí CRO), là những công ty đặt trọng tâm vào đạo đức, trái đất và nhân viên và như một nghiên cứu cho thấy, chúng vượt 10 điểm so với bảng xếp hạng S&P 500.

Một lần nữa, giả sử bạn là một người tiêu dùng có ý thức; bạn bầu cử bằng ví tiền của mình, dù là cà phê thương mại công bằng, các tấm năng lượng mặt trời hay loại xe lai thương hiệu Honda Accord. Và bạn không hề đơn độc. Hầu hết người Mỹ chú trọng đến tác động đạo đức của những mặt hàng họ mua. Một cuộc điều tra của Hill & Knowlton/Harris cho biết 79% người dân tính đến vai trò công dân khi quyết định mua một sản phẩm, trong khi 36% coi đây là một nhân tố quan trọng. Con số 36% đó là những người tiêu dùng có ý thức giống như bạn.

Trong 7 đại xu hướng 2010, bạn sẽ thấy tại sao những người tiêu dùng có ý thức lại là một thị trường trị giá 250 tỷ đôla làm cho hoạt động kinh doanh tự do tốt hơn.

Theo VNE

Bình luận (0)