Nhiều giống hoa đang bị thoái hóa, chưa giải quyết được sâu bệnh, đặc biệt là xuất khẩu mới chiếm 11% tổng sản lượng, khách hàng cần số lượng lớn thì không đáp ứng nổi… Đó là những vấn đề đặt ra tại Hội thảo “Hoa Đà Lạt – các giải pháp phát triển bền vững” được tổ chức ngày 2.1, trong khuôn khổ Festival hoa Đà Lạt 2012.
Những con số kỷ lục
Hiện Đà Lạt – Lâm Đồng có 3.500ha đất trồng hoa – tăng gấp đôi so với năm 2003, 400 loài hoa với hàng nghìn giống hoa, trong đó hàng chục giống hoa được du nhập từ khắp các châu lục đến Đà Lạt. Nhiều loại hoa chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu chỉ duy nhất trồng được tại Đà Lạt như ly ly, cát tường, địa lan cymbidium…
Hiện Đà Lạt – Lâm Đồng có 3.500ha đất trồng hoa – tăng gấp đôi so với năm 2003, 400 loài hoa với hàng nghìn giống hoa, trong đó hàng chục giống hoa được du nhập từ khắp các châu lục đến Đà Lạt. Nhiều loại hoa chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu chỉ duy nhất trồng được tại Đà Lạt như ly ly, cát tường, địa lan cymbidium…
Cần đưa thương hiệu hoa Đà Lạt ra thế giới. Ảnh: Trung kiên |
Năm 2011, Lâm Đồng sản xuất khoảng 1,2 tỉ cành hoa, xuất khẩu ước khoảng 80 – 100 triệu cành, kim ngạch 22 triệu USD. Riêng TP.Đà Lạt có 2.000ha đất trồng hoa, mỗi năm cho sản lượng hơn 1 tỉ cành, doanh thu 5.200 tỉ đồng, lợi nhuận không dưới 1.500 tỉ đồng. Những con số này đều là kỷ lục.
Nhằm phát huy lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng, truyền thống, những năm qua Lâm Đồng đã có nhiều chính sách đầu tư phát triển ngành hoa. Trong đó, đáng kể là khu nông nghiệp công nghệ cao Lạc Dương; vùng sản xuất rau, hoa, dâu tây chất lượng cao Đơn Dương, Đức Trọng, Đà Lạt; dự án nâng cao năng lực sản xuất giống hoa chất lượng cao… Năm 2011, hoa Đà Lạt được đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận là một bước tiến mới trong quá trình xây dựng, phát triển thương hiệu.
Mở đường xuất khẩu
Tuy đạt được nhiều kết quả, nhưng ngành sản xuất, tiêu thụ hoa Đà Lạt – Lâm Đồng đang đứng trước nhiều thách thức. Ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Lâm Đồng – thừa nhận: “Nhiều giống hoa như layơn, salem, hồng, cẩm chướng đã thoái hóa nên sản lượng thấp, màu sắc và độ bền kém, trong khi các giống mới nhập chưa thuần hóa, nhiễm sâu bệnh, màu sắc chưa chuẩn. Việc xây dựng quy trình sản xuất các giống hoa nhập ngoại để hướng dẫn, giải đáp cho nông dân chưa được giải quyết đồng bộ. Công nghệ thu hoạch và bảo quản hoa mới được các DN FDI áp dụng, còn nông dân vẫn làm theo kinh nghiệm”.
Đặc biệt, hoa Đà Lạt vẫn chủ yếu tiêu thụ trong nước, mới chỉ xuất khẩu được khoảng 11% tổng sản lượng. Nguyên nhân là nông dân và các doanh nghiệp còn thiếu thông tin về thị trường, giống mới, kỹ thuật, chất lượng hoa chưa đồng đều. Chủng loại hoa Đà Lạt phong phú là vậy, nhưng khi thị trường cần số lượng lớn thì sản xuất không đáp ứng nổi, mất cơ hội với đối tác nước ngoài v.v…
Để giải quyết những vấn đề trên, TS Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng – cho biết: “Trong thời gian tới, Lâm Đồng sẽ đẩy mạnh thực hiện các dự án nông nghiệp công nghệ cao, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ngành hoa, xây dựng chiến lược hoa Lâm Đồng từ năm 2012 – 2020, hình thành các liên minh sản xuất hoa. Trong đó, tỉnh sẽ đặc biệt chú ý tăng cường quan hệ quốc tế về KHCN, hợp tác đầu tư để nhanh chóng mở rộng thị trường xuất khẩu”.
Nhằm phát huy lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng, truyền thống, những năm qua Lâm Đồng đã có nhiều chính sách đầu tư phát triển ngành hoa. Trong đó, đáng kể là khu nông nghiệp công nghệ cao Lạc Dương; vùng sản xuất rau, hoa, dâu tây chất lượng cao Đơn Dương, Đức Trọng, Đà Lạt; dự án nâng cao năng lực sản xuất giống hoa chất lượng cao… Năm 2011, hoa Đà Lạt được đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận là một bước tiến mới trong quá trình xây dựng, phát triển thương hiệu.
Mở đường xuất khẩu
Tuy đạt được nhiều kết quả, nhưng ngành sản xuất, tiêu thụ hoa Đà Lạt – Lâm Đồng đang đứng trước nhiều thách thức. Ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Lâm Đồng – thừa nhận: “Nhiều giống hoa như layơn, salem, hồng, cẩm chướng đã thoái hóa nên sản lượng thấp, màu sắc và độ bền kém, trong khi các giống mới nhập chưa thuần hóa, nhiễm sâu bệnh, màu sắc chưa chuẩn. Việc xây dựng quy trình sản xuất các giống hoa nhập ngoại để hướng dẫn, giải đáp cho nông dân chưa được giải quyết đồng bộ. Công nghệ thu hoạch và bảo quản hoa mới được các DN FDI áp dụng, còn nông dân vẫn làm theo kinh nghiệm”.
Đặc biệt, hoa Đà Lạt vẫn chủ yếu tiêu thụ trong nước, mới chỉ xuất khẩu được khoảng 11% tổng sản lượng. Nguyên nhân là nông dân và các doanh nghiệp còn thiếu thông tin về thị trường, giống mới, kỹ thuật, chất lượng hoa chưa đồng đều. Chủng loại hoa Đà Lạt phong phú là vậy, nhưng khi thị trường cần số lượng lớn thì sản xuất không đáp ứng nổi, mất cơ hội với đối tác nước ngoài v.v…
Để giải quyết những vấn đề trên, TS Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng – cho biết: “Trong thời gian tới, Lâm Đồng sẽ đẩy mạnh thực hiện các dự án nông nghiệp công nghệ cao, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ngành hoa, xây dựng chiến lược hoa Lâm Đồng từ năm 2012 – 2020, hình thành các liên minh sản xuất hoa. Trong đó, tỉnh sẽ đặc biệt chú ý tăng cường quan hệ quốc tế về KHCN, hợp tác đầu tư để nhanh chóng mở rộng thị trường xuất khẩu”.
Đặng Trung Kiên
Theo Lao Động
Bình luận (0)