Hội nhậpThế giới 24h

Kinh tế thế giới chưa thể ổn định vào năm 2009

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke nói nói rằng khủng hoảng tài chính sẽ khiến cho nền kinh tế không thể bình ổn trở lại vào năm 2009.

Hiện nay Fed và Bộ Tài chính Mỹ đang nỗ lực cứu giúp nền kinh tế vốn đang bị khủng hoảng mạnh. Ông Bernanke cũng hé lộ khả năng cắt giảm lãi suất trong cuộc họp của Fed vào cuối tháng 10 này.

Ông Bernankecũng khẳng định những nỗ lực chưa từng thấy để có được sự can thiệp của Fed vào thị trường tài chính đã được hành động đúng lúc để ngăn chặn những tổn thất nặng nề và lâu dài đối với các tổ chức tài chính hàng đầu của quốc gia.

Trong một phát biểu trước hiệp hội kinh tế doanh nghiệp quốc gia tại Washington mới đây ông Bernanke cho hay những đe doạ của lạm phát đã lắng dần trong thời gian gần đây trong khi đó thì nền kinh tế vẫn tiếp tục suy yếu dần. Điều này sẽ phát ra một tín hiệu rằng ngân hàng TW có thể sẽ sớm cắt giảm các tỷ lệ lãi suất chính. “Về tổng thể, sự kết hợp các số liệu mới và những diễn biến tài chính gần đây cho thấy viễn cảnh của tăng trưởng kinh tế đã và đang xấu dần đi và những đe doạ về chiều hướng đi xuống của nó vẫn còn tiếp diễn.” – ông nói – “Trước những diễn biến đáng lo ngại này Fed sẽ cần phải cân nhắc xem những quan điểm chính trị hiện tại đã hợp lý hay chưa.”

Tỷ lệ các khoản tài chính của Fed là chiếc đòn bẩy đầu tiên ngân hàng TW sẽ sử dụng như một công cụ để gây ảnh hưởng lên nền kinh tế. Các tỷ lệ thấp hơn có thể giúp giảm chi phí vay cho các doanh nghiệp và khách hàng trong phạm vi rộng của các khoản vay gồm kinh doanh tín dụng, các tỷ lệ thẻ tín dụng và khoản vay tài chính trong nước. Những khoản vay rẻ hơn này có thể thúc đẩy các hoạt động kinh tế.

Tuy nhiên tỷ lệ thấp hơn cũng có thể tăng áp lực lạm phát bởi chính điều này sẽ làm giảm giá trị của đồng đôla và khiến cho các mặt hàng nhập khẩu đặc biệt là dầu trở lên đắt đỏ hơn.

Từ 9/2007 đến 4/2008 Fed đã cắt giảm các tỷ lệ 7 lần nhưng vẫn giữ ở mức 2% trong 3 cuộc họp trước vì những mối lo ngại về lạm phát. Một số nhà đầu tư và kinh tế học gợi ý rằng khủng hoảng kinh tế hiện tại có thể dẫn tới việc Fed sẽ thông báo một sự cắt giảm khẩn cấp trước khi cuộc họp theo kế hoạch tiếp theo xảy ra vào 28-29/10 tới.

Mối lo lạm phát bắt đầu lắng dịu

Ông Bernanke cũng chỉ ra rằng việc giảm giá nhà đất là nguyên đầu tiên gây ra các vấn đề trong lĩnh vực tài chính của quốc gia. Tuy nhiên ông cũng cảnh báo sự đi xuống trong các hoạt động kinh tế đã lan toả ra ngoài lĩnh vực nhà đất.

Theo ông các điều kiện thắt chặt tiền tệ có nghĩa là sự yếu đi của nền kinh tế chưa thể kết thúc vào năm 2009. “Tình trạng hỗn loạn trong thị trường tài chính mà chúng ta đang phải trải qua trong thời gian gần đây có thể sẽ kéo dài thời kỳ hoạt động yếu kém của nền kinh tế. Ông cũng nhắc đi nhắc lại rằng áp lực về giá cả đã giảm nhưng chúng ta phải thận trọng để không tuyên bố vội vàng những thắng lợi trong việc kiềm chế lạm phát.

Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế cho rằng quan điểm của ông Bernanke dường như chỉ ra rằng sớm hay muộn Fed cũng cắt giảm các tỷ lệ. “Tôi chắc chắn rằng nguy cơ lạm phát vẫn rất đáng lo ngại.”- Ông John Silvia, nhà kinh tế của Wachovia nói. “Nhưng tôi nghĩ họ sẽ đưa ra những giải pháp kiềm chế chặt chẽ.”

Ông Gus Faucher giám đốc kinh tế vĩ mô của Moodys Economy.com cho hay ông đồng ý với quan điểm của Bernanke rằng nền kinh tế sẽ vẫn yếu kém trong thời gian sắp tới và Fed sẽ có thể hạ thấp các tỷ lệ nhằm hạn chế tối đa những tổn thất kinh tế. Ông nói “Tôi không cho rằng chúng ta có thể tránh làm một điều gì đó ở điểm này. Điều họ sẽ cố gắng làm (với một sự cắt giảm các tỷ lệ) là đảm bảo mọi thứ không trở lên tồi tệ hơn và sự yếu kém không nún sâu hơn và kéo dài hơn nữa.”

Ủng hộ cho kế hoạch giải cứu

Trong một phát biểu ông Bernanke đã bày tỏ việc ủng hộ gói giải cứu 700 tỷ đôla đã được quốc hội thông qua và chính thức hợp pháp trên giấy tờ từ tuần trước. Kế hoạch giải cứu sẽ cho phép Bộ tài chính mua lại những cổ phiếu sau thế chấp từ các công ty tài chính lâm nạn. 

Theo ông kế hoạch giải cứu cũng như các giải pháp của Fed nhằm bơm thêm hàng trăm tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng và mua phiếu chi thương nghiệp được sử dụng bởi các doanh nghiệp để cấp vốn cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của họ là những hành động cần thiết phải làm trong tình hình kinh tế căng thẳng như hiện nay. Ông  cho biết “Đây là những bước quan trọng tuy nhiên chúng đang được thực hiện để giải quyết một vấn đề mang tầm cỡ lịch sử.”

Bùi Huyền (dddn)

 

Bình luận (0)