Y tế - Văn hóaThư giãn

Vẻ đẹp của… núi lửa

Tạp Chí Giáo Dục

 Những bức hình tuyệt đẹp này được chụp ở nơi núi lửa phả ra những cột khói đỏ quạch, mây trắng quấn quít dưới chân núi và cả một bình nguyên bao la chạy dài…
Mỗi năm có hàng ngàn du khách tìm tới với đảo East Java để được chiêm ngưỡng khung cảnh kỳ vĩ của rặng núi Tengger với những đỉnh núi bao phủ bởi sương khói.
Nhiếp ảnh gia người Indonesia – Helminadia Jabur, 36 tuổi là một trong những người thường xuyên tới East Java để ghi lại hình ảnh của vùng đất kỳ lạ này: “Núi lửa nơi đây được biết tới nhiều bởi vẻ đẹp kỳ diệu vào mỗi sớm bình minh, cảnh vật khi đó có một vẻ siêu thực không thể diễn đạt bằng lời. Kể từ khi tôi được chiêm ngưỡng không gian núi lửa nơi đây, tôi thường lui tới nơi đây để ghi lại những hình ảnh kỳ vĩ.”

Khối núi Tengger trong buổi bình minh khi mặt trời bắt đầu hé rạng. Núi Bromo phun ra những làn khói đỏ quạch trên nền cát màu xám tro.
Vẻ đẹp của... núi lửa
Khu vực núi lửa này là một bộ phận của công viên quốc gia Bromo Tengger Semeru. Nơi đây thu hút hàng ngàn du khách đến với đảo East Java mỗi năm.
Vẻ đẹp của... núi lửa

Khung cảnh xung quanh khối núi lửa đẹp nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm, không người dân nào dám sinh sống gần khu vực này.
Núi Bromo cao 2.329 m, nằm trên bình nguyên Biển Cát. Dù không phải là đỉnh núi cao nhất trong cả rặng núi nhưng nó được coi là đỉnh núi nổi tiếng nhất.
Mỗi năm có hàng trăm người Indonesia tham gia vào lễ hội Yadnya Kasada. Họ trèo lên đỉnh núi lửa và ném những món đồ lễ vật vào miệng núi.
Nguồn gốc của tục lệ này bắt nguồn từ một truyền thuyết rằng có một nàng công chúa tên là Roro Anteng, nàng tới nơi đây và lập nên đất nước Tengger cùng với chồng là Joko Seger. Hai vợ chồng công chúa mãi vẫn không có con nên đã nhờ tới sự trợ giúp của những vị thần núi.
Các vị thần núi ưng thuận giúp đỡ cho vợ chồng công chúa. Họ tặng cho cặp vợ chồng 24 đứa con. Kể từ đó, vợ chồng công chúa thường tới miệng núi lửa để hành lễ tạ ơn các vị thần núi bằng cách ném lễ vật vào miệng núi lửa như một sự hiến tế đối với thần linh.
Người dân Indonesia ngày nay vẫn tiếp tục duy trì tục lệ đó như một cách để thể hiện sự kính trọng đối với những vị thần núi linh thiêng.
Khu vực núi Tengger đã được quy hoạch thành công viên quốc gia kể từ năm 1919, thu hút rất đông du khách đến với đảo East Java. Giờ đây, du khách đến tham quan có thể tham gia vào những hành trình đi bộ leo núi lên tới tận miệng núi lửa.
Nhìn từ xa, dãy núi đá chìm trong mây, chỉ có đỉnh núi được đón ánh nắng mặt trời.
Nhìn từ xa, dãy núi đá chìm trong mây, chỉ có đỉnh núi được đón ánh nắng mặt trời.
Nhìn từ xa, dãy núi đá chìm trong mây, chỉ có đỉnh núi được đón ánh nắng mặt trời.
Du khách có thể đi bộ khoảng 45 phút để lên tới đỉnh ngọn núi lửa hoặc ngồi trên xe jeep để được đưa đi thăm thú khắp các khu vực lân cận.
Nhìn từ xa, dãy núi đá chìm trong mây, chỉ có đỉnh núi được đón ánh nắng mặt trời.
Các nhiếp ảnh gia thường đổ tới khu vực này để chụp hình bởi nơi đây sở hữu khung cảnh tuyệt đẹp và chất lượng ánh sáng hiếm có.
Biển Cát trải dài hàng km xung quanh các dãy núi.
Biển Cát trải dài hàng km xung quanh các dãy núi.

 Theo DTO

Bình luận (0)