Mặc dù không phải là địa phương có số ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM) cao nhất nhưng tỉnh Ninh Thuận – địa phương đầu tiên trong cả nước công bố dịch TCM đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
Tỉnh đầu tiên dám công bố dịch TCM
Ngày 8.11, UBND tỉnh Ninh Thuận đã công bố dịch TCM trên địa bàn tỉnh. Lí do mà tỉnh Ninh Thuận quyết định công bố dịch là vì từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 471 trường hợp mắc TCM, 3 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2010, số ca mắc TCM đã tăng 23,7 lần. Bệnh xuất hiện ở 54/65 xã, phường trên phạm vi 7/7 huyện, thành phố. Có xã mắc tới 20 ca trong vòng 40 ngày…
Ngày 8.11, UBND tỉnh Ninh Thuận đã công bố dịch TCM trên địa bàn tỉnh. Lí do mà tỉnh Ninh Thuận quyết định công bố dịch là vì từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 471 trường hợp mắc TCM, 3 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2010, số ca mắc TCM đã tăng 23,7 lần. Bệnh xuất hiện ở 54/65 xã, phường trên phạm vi 7/7 huyện, thành phố. Có xã mắc tới 20 ca trong vòng 40 ngày…
Chăm sóc bệnh nhi bị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM – Ảnh: Minh Đức |
Thật bất ngờ! Chỉ với gần 500 ca mắc bệnh TCM nhưng số ca mắc này đã tăng gấp 23 lần so với năm ngoái, tỉnh Ninh Thuận đã kịp thời công bố dịch ngay. Trong khi đó, hàng loạt các tỉnh phía Nam, mỗi tỉnh đều có số ca mắc TCM lên tới hàng nghìn đến hàng chục nghìn ca và số ca tử vong cũng lên tới hàng chục ca nhưng vẫn lớn tiếng nói là chưa cần công bố dịch, dịch vẫn trong vòng kiểm soát…
Có thể nói lãnh đạo ngành y tế Ninh Thuận và lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đã có cái nhìn sáng suốt về dịch bệnh nguy hiểm đang đe dọa hàng nghìn trẻ em của tỉnh này. Đây có thể coi là một hành động dũng cảm!
Ông Nguyễn Nhị Linh, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Ninh Thuận cho rằng, công bố dịch TCM để khẩn trương triển khai các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch; huy động các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với ngành y tế chủ động tổ chức các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả không để phát sinh các ổ dịch mới; đặc biệt huy động nguồn ngân sách, nguồn lực của địa phương để hỗ trợ công tác phòng chống dịch và tổ chức tốt công tác điều trị bệnh nhân bị nhiễm bệnh, hạn chế bệnh dịch lây lan.
Rõ ràng, tỉnh Ninh Thuận đã làm được một việc vĩ đại đó là dám công bố dịch TCM. Hành động dũng cảm này đã thể hiện trách nhiệm lớn lao với sức khỏe của người dân mà đặc biệt là những trẻ nhỏ.
Bộ Y tế khi nào sẽ công bố dịch?
Nhận định về việc địa phương đầu tiên công bố dịch TCM, chiều ngày 8.11, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Văn Bình cho rằng, Ninh Thuận là tỉnh có số ca mắc và tử vong do bệnh TCM thấp hơn nhiều so với các tỉnh thành khác mà công bố dịch là vì nguy cơ của dịch khó kiểm soát đối với địa phương.
Theo quy định của Chính phủ, không căn cứ vào số lượng người mắc cao hay thấp mà quan trọng nhất là số ca mắc bệnh tăng cao so với cùng kỳ và vượt quá khả năng dự trù của y tế dự phòng địa phương. Và vấn đề công bố dịch sẽ do chính sở y tế đó yêu cầu, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh công bố dịch.
Ông Bình còn cho biết, Bộ Y tế đã có công điện yêu cầu ngành y tế Ninh Thuận phải xây dựng kế hoạch chống dịch, đồng thời thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch thành lập đội chống dịch cơ động bám sát các địa huyện, xã có dịch. Bộ Y tế cũng đã yêu cầu Viện Pastuer Nha Trang hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận về mặt kỹ thuật trong công tác phòng chống dịch. Ngày 9.11, một đoàn công tác của Bộ Y tế sẽ tới Ninh Thuận để giám sát và hỗ trợ tỉnh dập dịch.
Như ông Bình nói, thì có thể hiểu là hàng loạt các tỉnh phía Nam có số ca mắc lên đến hàng nghìn ca mà chưa công bố dịch vẫn được kiểm soát tốt? Bộ Y tế là cơ quan quản lí về chuyên môn chẳng lẽ “bó tay” ngồi nhìn các địa phương cố tình giấu dịch?
Hàng tuần, hàng tháng, Bộ Y tế đưa ra những con số thống kê số ca mắc TCM trên cả nước tăng vùn vụt nhưng vẫn nói chưa cần phải công bố dịch. Sẽ cần có thêm bao nhiêu đứa trẻ nữa mắc bệnh và chết tức tưởi vì căn bệnh TCM mới đủ các điều kiện để công bố dịch trên toàn quốc. Nếu sau Ninh Thuận có thêm 1 tỉnh nữa dũng cảm công bố dịch thì Bộ Y tế có dám công bố dịch như quy định là có 2 tỉnh trở lên công bố dịch sẽ công bố dịch trên cả nước?
Câu chuyện công bố hay không dịch TCM đã trở thành đề tài nóng trong nhiều tháng qua. Dịch gia tăng từng ngày và đã vượt tầm tay của ngành y tế nhưng Bộ Y tế vẫn cứ nói phải chờ các địa phương công bố. Điều đáng nói hơn cả là chính vị Bộ trưởng Bộ Y tế khi mới nhậm chức đã hùng hồn tuyên bố cần sớm công bố dịch TCM nhưng ngay sau đó một vị Thứ trưởng của ngành lại bảo phải chờ. Rồi vài tháng sau, cũng chính vị Bộ trưởng Bộ Y tế đó trong một cuộc họp báo khẳng định không công bố dịch và đổ lỗi cho truyền thông…làm bệnh bùng phát mạnh hơn!?
Đến lúc này, Ninh Thuận – địa phương đầu tiên công bố dịch, không biết Bộ Y tế có chuẩn bị cho việc công bố dịch trên toàn quốc?
Có thể nói lãnh đạo ngành y tế Ninh Thuận và lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đã có cái nhìn sáng suốt về dịch bệnh nguy hiểm đang đe dọa hàng nghìn trẻ em của tỉnh này. Đây có thể coi là một hành động dũng cảm!
Ông Nguyễn Nhị Linh, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Ninh Thuận cho rằng, công bố dịch TCM để khẩn trương triển khai các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch; huy động các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với ngành y tế chủ động tổ chức các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả không để phát sinh các ổ dịch mới; đặc biệt huy động nguồn ngân sách, nguồn lực của địa phương để hỗ trợ công tác phòng chống dịch và tổ chức tốt công tác điều trị bệnh nhân bị nhiễm bệnh, hạn chế bệnh dịch lây lan.
Rõ ràng, tỉnh Ninh Thuận đã làm được một việc vĩ đại đó là dám công bố dịch TCM. Hành động dũng cảm này đã thể hiện trách nhiệm lớn lao với sức khỏe của người dân mà đặc biệt là những trẻ nhỏ.
Bộ Y tế khi nào sẽ công bố dịch?
Nhận định về việc địa phương đầu tiên công bố dịch TCM, chiều ngày 8.11, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Văn Bình cho rằng, Ninh Thuận là tỉnh có số ca mắc và tử vong do bệnh TCM thấp hơn nhiều so với các tỉnh thành khác mà công bố dịch là vì nguy cơ của dịch khó kiểm soát đối với địa phương.
Theo quy định của Chính phủ, không căn cứ vào số lượng người mắc cao hay thấp mà quan trọng nhất là số ca mắc bệnh tăng cao so với cùng kỳ và vượt quá khả năng dự trù của y tế dự phòng địa phương. Và vấn đề công bố dịch sẽ do chính sở y tế đó yêu cầu, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh công bố dịch.
Ông Bình còn cho biết, Bộ Y tế đã có công điện yêu cầu ngành y tế Ninh Thuận phải xây dựng kế hoạch chống dịch, đồng thời thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch thành lập đội chống dịch cơ động bám sát các địa huyện, xã có dịch. Bộ Y tế cũng đã yêu cầu Viện Pastuer Nha Trang hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận về mặt kỹ thuật trong công tác phòng chống dịch. Ngày 9.11, một đoàn công tác của Bộ Y tế sẽ tới Ninh Thuận để giám sát và hỗ trợ tỉnh dập dịch.
Như ông Bình nói, thì có thể hiểu là hàng loạt các tỉnh phía Nam có số ca mắc lên đến hàng nghìn ca mà chưa công bố dịch vẫn được kiểm soát tốt? Bộ Y tế là cơ quan quản lí về chuyên môn chẳng lẽ “bó tay” ngồi nhìn các địa phương cố tình giấu dịch?
Hàng tuần, hàng tháng, Bộ Y tế đưa ra những con số thống kê số ca mắc TCM trên cả nước tăng vùn vụt nhưng vẫn nói chưa cần phải công bố dịch. Sẽ cần có thêm bao nhiêu đứa trẻ nữa mắc bệnh và chết tức tưởi vì căn bệnh TCM mới đủ các điều kiện để công bố dịch trên toàn quốc. Nếu sau Ninh Thuận có thêm 1 tỉnh nữa dũng cảm công bố dịch thì Bộ Y tế có dám công bố dịch như quy định là có 2 tỉnh trở lên công bố dịch sẽ công bố dịch trên cả nước?
Câu chuyện công bố hay không dịch TCM đã trở thành đề tài nóng trong nhiều tháng qua. Dịch gia tăng từng ngày và đã vượt tầm tay của ngành y tế nhưng Bộ Y tế vẫn cứ nói phải chờ các địa phương công bố. Điều đáng nói hơn cả là chính vị Bộ trưởng Bộ Y tế khi mới nhậm chức đã hùng hồn tuyên bố cần sớm công bố dịch TCM nhưng ngay sau đó một vị Thứ trưởng của ngành lại bảo phải chờ. Rồi vài tháng sau, cũng chính vị Bộ trưởng Bộ Y tế đó trong một cuộc họp báo khẳng định không công bố dịch và đổ lỗi cho truyền thông…làm bệnh bùng phát mạnh hơn!?
Đến lúc này, Ninh Thuận – địa phương đầu tiên công bố dịch, không biết Bộ Y tế có chuẩn bị cho việc công bố dịch trên toàn quốc?
Ngọc Phương
Theo Lao Động
Bình luận (0)