Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Không phải ăn nhiều trái cây là tốt

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Ăn trái cây hay tráng miệng bằng trái cây sau một bữa ăn hiện đã là việc bình thường của người dân nước ta. Tuy nhiên, nếu có một số hiểu biết về việc sử dụng trái cây thì sẽ giúp ích nhiều hơn cho sức khỏe.
Chẳng hạn như khi chọn mua, nếu biết được nguồn gốc thì chúng ta nên ưu tiên mua các loại trái cây trồng hoang dã hơn là được trồng công nghiệp hoặc thông qua lai ghép. Các chuyên gia dinh dưỡng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng cùng một loại trái cây nhưng nếu được trồng hoang dã thì lượng đường cao hơn hẳn so với khi được trồng công nghiệp hoặc lai ghép.
Thường xuyên ăn nhiều trái cây, đặc biệt trái cây chứa nhiều đường (như chuối, nho, chôm chôm, dưa hấu…) thì lại không tốt cho sức khỏe bởi chúng ta có thể sẽ đối diện với nguy cơ sâu răng, loãng xương, mệt mỏi mãn tính, tóc mỏng, suy yếu móng tay, móng chân và tất nhiên là không thể duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Nguyên nhân là do khi đã ăn quá nhiều trái cây trong ngày thì sẽ không thể nạp thêm vào cơ thể những dưỡng chất khác dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, phổ biến nhất là thiếu hụt một số acid béo thiết yếu, vitamin B12, A , D, kẽm…
Đó là chưa kể những ảnh hưởng bất lợi đến hormone điều chỉnh đường trong máu như hormone tăng trưởng, hormone insulin, glucagons. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự mất cân bằng kinh niên của các hormone này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ gián tiếp khiến cơ thể mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường.
Dựa theo thuyết âm dương, trái cây có hai nhóm: Nhóm âm tính gồm các loại trái cây có khí lạnh, mát, vị chua, đắng, mặn, tính trầm giáng (cam, chanh, dưa hấu, dừa, dứa, hồng, lê, me, xoài…) được khuyên dùng trong các trường hợp dương bệnh. Nhóm dương tính gồm các loại có khí nóng, ấm, vị cay, ngọt hoặc nhạt, tính thăng phù (như mận, mít, mãng cầu ta, nhãn, quýt, vải…) được khuyên dùng trong các trường hợp âm bệnh.
Như vậy, những người dương hư (thường có các triệu chứng như toàn thân lạnh, sợ lạnh, sắc mặt tái nhợt trắng bệch, hơi thở ngắn, mệt mỏi, thường ra nhiều mồ hôi, đại tiện lỏng, ù tai, mạch đập nhỏ yếu chậm) cần kiêng ăn trái cây thuộc nhóm âm tính. Ngược lại, những người âm hư (thường có các triệu chứng như người gầy khô, ghét nóng, hoa mắt, chóng mặt, ra mồ hôi trộm, môi miệng khô khát, buồn bực, bứt rứt khó chịu, dễ bị kích động, mất ngủ, có khi bị chảy máu cam, ho ra máu, mạch nhỏ mà nhanh), cần kiêng ăn trái cây nhóm dương tính.
Do đó, không có gì phải băn khoăn khi thầy thuốc khuyên lúc cơn sốt mới khỏi thì chúng ta không nên ăn nhiều loại như nhãn, mít, đào, dưa hấu… Khi mắc bệnh mà cơ thể phát lạnh thì không ăn nhiều trái cây có vị chua chát (nhót, mận, xoài…); trẻ em nên hạn chế các loại trái cây âm tính; người cao tuổi, phụ nữ khi có thai thì nên hạn chế trái cây quá ngọt, quá chua, quá đắng.
Theo ThS-BS Lê Như Sơn
(nld)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)