Chỉ còn 1 tuần nữa, hơn 1,1 triệu thí sinh cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trước “giờ G,” thí sinh nên ôn tập và nghỉ ngơi như thế nào cho hợp lý, vừa hệ thống lại kiến thức, vừa giữ gìn sức khỏe và ổn định tâm lý?
Học phải đi đôi với… nghỉ
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng thì các thí sinh cần cố gắng tận dụng khoảng thời gian còn lại để lấp những lỗ hổng kiến thức nhưng học phải đi đôi với… nghỉ để giữ sức.
"Trước thời điểm thi, học sinh thường có hai tâm lý, thứ nhất là cuống cuồng học ngày đêm của những em quá lo lắng cho thi cử, thứ hai là tâm lý chán nản, buông xuôi vì cho rằng không đủ thời gian nữa để ôn tập của những học sinh kém. Cả hai tư tưởng trên đều không nên," ông Lâm nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Lâm cũng cho rằng, học liên tục sẽ làm cho đầu óc thêm căng thẳng, không hiệu quả, còn nếu buông xuôi thì các em đã tự đánh mất cơ hội của mình.
Vì thế, "thời điểm này, cách học hiệu quả nhất là chỉ nên học những cái mình quên, những phần kiến thức hổng," ông Lâm nói.
Cụ thể, trước khi mở vở ra ôn, các em cố gắng tự nhớ lại kiến thức, ghi ra giấy để nắm được tính hệ thống của vấn đề đồng thời cũng là một cách để ôn lại một lần nữa, nếu chỉ để trong đầu sẽ rất rối và khó nhớ. Bên cạnh đó, việc ghi ra giấy cũng giúp cho các em nhìn thấy rõ hơn phần kiến thức nào mình còn hổng.
Sau khi hệ thống kiến thức môn học theo trí nhớ, các em mở đề cương ôn tập để so sánh, tìm những phần mình còn thiếu để bổ sung kịp thời.
Trên cơ sở các phần hổng đó, các em nên chia thời gian để học một cách hợp lý, kết hợp giữa học với nghỉ ngơi, thư giãn. Việc học quá nhiều, quá khuya sẽ khiến cho tinh thần cũng như cơ thể mệt mỏi, dễ ốm, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng hiện nay.
Mặt khác, cũng theo ông Lâm, với các môn tự luận như Sử, Địa, thí sinh cũng không nên quá lo lắng. Ở môn Địa, các em nên tận dụng khai thác tối đa lợi thế của Atlat để đạt điểm cao. Môn Sử, không nên học thuộc tràn lan mà nên nắm chắc các sự kiện cơ bản, các ý chính, giai đoạn lịch sử. Việc cố gắng nhớ các mốc ngày tháng sẽ khiến các em bị rối, nhất là khi thời gian học không còn nhiều.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng thì các thí sinh cần cố gắng tận dụng khoảng thời gian còn lại để lấp những lỗ hổng kiến thức nhưng học phải đi đôi với… nghỉ để giữ sức.
"Trước thời điểm thi, học sinh thường có hai tâm lý, thứ nhất là cuống cuồng học ngày đêm của những em quá lo lắng cho thi cử, thứ hai là tâm lý chán nản, buông xuôi vì cho rằng không đủ thời gian nữa để ôn tập của những học sinh kém. Cả hai tư tưởng trên đều không nên," ông Lâm nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Lâm cũng cho rằng, học liên tục sẽ làm cho đầu óc thêm căng thẳng, không hiệu quả, còn nếu buông xuôi thì các em đã tự đánh mất cơ hội của mình.
Vì thế, "thời điểm này, cách học hiệu quả nhất là chỉ nên học những cái mình quên, những phần kiến thức hổng," ông Lâm nói.
Cụ thể, trước khi mở vở ra ôn, các em cố gắng tự nhớ lại kiến thức, ghi ra giấy để nắm được tính hệ thống của vấn đề đồng thời cũng là một cách để ôn lại một lần nữa, nếu chỉ để trong đầu sẽ rất rối và khó nhớ. Bên cạnh đó, việc ghi ra giấy cũng giúp cho các em nhìn thấy rõ hơn phần kiến thức nào mình còn hổng.
Sau khi hệ thống kiến thức môn học theo trí nhớ, các em mở đề cương ôn tập để so sánh, tìm những phần mình còn thiếu để bổ sung kịp thời.
Trên cơ sở các phần hổng đó, các em nên chia thời gian để học một cách hợp lý, kết hợp giữa học với nghỉ ngơi, thư giãn. Việc học quá nhiều, quá khuya sẽ khiến cho tinh thần cũng như cơ thể mệt mỏi, dễ ốm, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng hiện nay.
Mặt khác, cũng theo ông Lâm, với các môn tự luận như Sử, Địa, thí sinh cũng không nên quá lo lắng. Ở môn Địa, các em nên tận dụng khai thác tối đa lợi thế của Atlat để đạt điểm cao. Môn Sử, không nên học thuộc tràn lan mà nên nắm chắc các sự kiện cơ bản, các ý chính, giai đoạn lịch sử. Việc cố gắng nhớ các mốc ngày tháng sẽ khiến các em bị rối, nhất là khi thời gian học không còn nhiều.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội ôn tập chuẩn bị thi tốt nghiệp.
Thay vì uống cafe, hãy ăn nhiều hoa quả
Trong khi đó, ở khía cạnh sức khỏe, bác sĩ Phương Thanh, tư vấn viên Tổng đài 1088 lại khuyến cáo: Bên cạnh việc trang bị kiến thức thì học sinh cũng cần có chế độ ăn uống phù hợp để có sức khỏe tốt nhất cho công cuộc “vượt vũ môn” an toàn.
Theo bà Thanh, học hành mệt mỏi, áp lực căng thẳng, thời tiết lại nắng nóng do bắt đầu vào hè nên học sinh thường chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn uống tạm bợ không đảm bảo, nhất là với những em học cả ngày ở trường, không ăn trưa ở nhà.
"Không ít học sinh phải bỏ thi, lỡ mất một năm học vì ốm. Vì thế, việc giữ gìn sức khỏe là rất quan trọng. Ngoài việc ăn uống đủ chất cho ba bữa chính sáng, trưa, tối, các bà mẹ nên bổ sung cho con nhiều bữa phụ bằng sữa, nước cam… Đặc biệt, sẽ tốt hơn nếu các em tập trung ăn nhiều hoa quả như cam, chuối, quýt, bưởi bởi đây là những loại quả làm tăng cường chất đề kháng," bà Thanh đưa ra lời khuyên.
Một điều cũng quan trọng không kém là không nên lạm dụng các chất kích thích, kể cả cafe, chè khô hoặc các loại thuốc như thuốc chống buồn ngủ… Các chất này không tốt cho thần kinh, nhất là buổi tối, thời điểm hệ thần kinh cần được nghỉ ngơi.
Bà Thanh cho hay, các bậc phụ huynh cần hết sức cẩn trọng trong việc chăm sóc con. Trong các bữa ăn, nên chọn thực phẩm sạch, tươi sống, tránh bị nhiễm khuẩn thức ăn dẫn đến tình trạng ngộ độc hoặc rối loạn tiêu hóa cho các em.
Các mẹo để hết run
Chuyên gia tâm lý Thanh Thủy, Viện Khoa học Giáo dục Việt Namđã tổng kết và đưa ra vài "mẹo" nho nhỏ để giúp các thí sinh bớt căng thẳng, bước vào ký thi với tâm thế vững vàng.
1/ Thời điểm trước thi, thí sinh nên giữ tâm lý thoải mái để có thể ôn tập hiệu quả. Việc ngủ ít và học quá sức dễ dẫn đến sự mệt mỏi, hay quên.
2/ Trong việc giải trí, các em nên tránh xem những phim hành động, phim gây cảm giác mạnh vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý. Những kích thích đó thường để lại các dấu vết trong thần kinh, nhất là những người thần kinh không ổn định.
3/ Cân bằng tâm lý. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với thí sinh khi bắt đầu bước vào phòng thi. Hầu hết học sinh, kể cả học sinh khá giỏi, đều có tâm lý lo lắng, hồi hộp, run. Thậm chí, trong phòng thi, nhiều em còn có tâm lý hoang mang, hoảng khi chưa tìm ra câu trả lời trong khi bạn bè xung quanh đã cắm cúi làm. Đặc biệt là tâm lý cuống cuồng khi sắp hết giờ mà bài chưa xong…
Nhiều em không phải không có khả năng làm bài mà vì quá lo lắng nên đầu óc không đủ tỉnh táo để làm tốt bài thi.
Vì thế, với những học sinh dễ mất bình tĩnh có thể sử dụng những liệu pháp giả hay còn gọi là “mẹo” để lấy lại bình tĩnh như hít thở sâu, nhắm mắt lại và xoa nhẹ thái dương, thậm chí có thể nhai kẹo cao su… để phân tán sự sợ hãi, giảm căng thẳng, thả lỏng đầu óc, sau đó cố gắng tập trung vào bài làm của mình.
Các em cũng không nên để ý đến các bạn ngồi thi bên cạnh vì vừa mất thời gian làm bài, vừa dễ bị tác động tâm lý.
Trong khi đó, ở khía cạnh sức khỏe, bác sĩ Phương Thanh, tư vấn viên Tổng đài 1088 lại khuyến cáo: Bên cạnh việc trang bị kiến thức thì học sinh cũng cần có chế độ ăn uống phù hợp để có sức khỏe tốt nhất cho công cuộc “vượt vũ môn” an toàn.
Theo bà Thanh, học hành mệt mỏi, áp lực căng thẳng, thời tiết lại nắng nóng do bắt đầu vào hè nên học sinh thường chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn uống tạm bợ không đảm bảo, nhất là với những em học cả ngày ở trường, không ăn trưa ở nhà.
"Không ít học sinh phải bỏ thi, lỡ mất một năm học vì ốm. Vì thế, việc giữ gìn sức khỏe là rất quan trọng. Ngoài việc ăn uống đủ chất cho ba bữa chính sáng, trưa, tối, các bà mẹ nên bổ sung cho con nhiều bữa phụ bằng sữa, nước cam… Đặc biệt, sẽ tốt hơn nếu các em tập trung ăn nhiều hoa quả như cam, chuối, quýt, bưởi bởi đây là những loại quả làm tăng cường chất đề kháng," bà Thanh đưa ra lời khuyên.
Một điều cũng quan trọng không kém là không nên lạm dụng các chất kích thích, kể cả cafe, chè khô hoặc các loại thuốc như thuốc chống buồn ngủ… Các chất này không tốt cho thần kinh, nhất là buổi tối, thời điểm hệ thần kinh cần được nghỉ ngơi.
Bà Thanh cho hay, các bậc phụ huynh cần hết sức cẩn trọng trong việc chăm sóc con. Trong các bữa ăn, nên chọn thực phẩm sạch, tươi sống, tránh bị nhiễm khuẩn thức ăn dẫn đến tình trạng ngộ độc hoặc rối loạn tiêu hóa cho các em.
Các mẹo để hết run
Chuyên gia tâm lý Thanh Thủy, Viện Khoa học Giáo dục Việt Namđã tổng kết và đưa ra vài "mẹo" nho nhỏ để giúp các thí sinh bớt căng thẳng, bước vào ký thi với tâm thế vững vàng.
1/ Thời điểm trước thi, thí sinh nên giữ tâm lý thoải mái để có thể ôn tập hiệu quả. Việc ngủ ít và học quá sức dễ dẫn đến sự mệt mỏi, hay quên.
2/ Trong việc giải trí, các em nên tránh xem những phim hành động, phim gây cảm giác mạnh vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý. Những kích thích đó thường để lại các dấu vết trong thần kinh, nhất là những người thần kinh không ổn định.
3/ Cân bằng tâm lý. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với thí sinh khi bắt đầu bước vào phòng thi. Hầu hết học sinh, kể cả học sinh khá giỏi, đều có tâm lý lo lắng, hồi hộp, run. Thậm chí, trong phòng thi, nhiều em còn có tâm lý hoang mang, hoảng khi chưa tìm ra câu trả lời trong khi bạn bè xung quanh đã cắm cúi làm. Đặc biệt là tâm lý cuống cuồng khi sắp hết giờ mà bài chưa xong…
Nhiều em không phải không có khả năng làm bài mà vì quá lo lắng nên đầu óc không đủ tỉnh táo để làm tốt bài thi.
Vì thế, với những học sinh dễ mất bình tĩnh có thể sử dụng những liệu pháp giả hay còn gọi là “mẹo” để lấy lại bình tĩnh như hít thở sâu, nhắm mắt lại và xoa nhẹ thái dương, thậm chí có thể nhai kẹo cao su… để phân tán sự sợ hãi, giảm căng thẳng, thả lỏng đầu óc, sau đó cố gắng tập trung vào bài làm của mình.
Các em cũng không nên để ý đến các bạn ngồi thi bên cạnh vì vừa mất thời gian làm bài, vừa dễ bị tác động tâm lý.
Theo Phạm Mai – Thúy Mơ/Vietnam+
Bình luận (0)