Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Đại sứ” tinh thần của trẻ khuyết tật

Tạp Chí Giáo Dục

Tiếp xúc vi nhng đa tr không may mc bnh t k, ri lon phát trin… b chính ngưi sinh ra chi b, cô Lê Trung Chí Hiếu nguyn góp sc đng hành bù đp tinh thn, tiếp thêm ngh lc cho các em trong hành trình hòa nhp.

Cô giáo Lê Trung Chí Hiếu (bên trái) cùng đng nghip tr liu tâm vn đng cho tr

Chn vic khó

Sở hữu tấm bằng ĐH Sư phạm – chuyên ngành tiếng Pháp, có thể tìm cho mình một công việc nhẹ nhàng với đồng lương cao, nhưng cô giáo Lê Trung Chí Hiếu (sinh 1970 tại TP.HCM) lại chọn một ngã rẽ khác đầy chông gai. “Tôi đăng ký học thêm chuyên ngành giáo dục đặc biệt với mong muốn thử sức mình ở một môi trường mới và có thể làm điều gì đó tốt cho trẻ khuyết tật”, cô Hiếu tâm sự.

Những ngày đầu về công tác tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập TP.HCM, đó là năm 2002, trước mặt cô là những đứa trẻ “lớn mà chưa lớn”, “khỏe nhưng không khỏe” bị rối loạn phát triển, tự kỷ, bại não… Mỗi số phận một hoàn cảnh mà càng gần gũi càng thấy thương yêu hơn để rồi cô tự bảo mình cần dành nhiều thời gian, công sức cùng các em đi hết con đường phía trước.

Cô Hiếu kể về những trường hợp mà cô từng tiếp cận: Có em là con nhà khá giả, cũng không ít em gia đình thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần. Như em V. có cha mẹ, ông bà đó nhưng người nuôi dạy em hiện tại lại là… người dưng. Hay em H. vì mắc bệnh tự kỷ mà hôn nhân của cha mẹ đổ vỡ, mỗi người một hướng. Những đứa trẻ không may ấy lại bị chính người sinh ra các em chối bỏ. Nhìn những đứa trẻ thiếu vòng tay của cha mẹ, thiếu tình thương của ông bà mà buồn ray rứt, vì vậy cô nguyện góp sức đồng hành, bù đắp tinh thần cho các em. Không ruột rà máu mủ nhưng những câu chuyện buồn ấy khiến bao trái tim thổn thức, trong đó có trái tim của cô Hiếu, để rồi cô gắn bó với trung tâm này gần 20 năm và tình yêu thương trẻ khuyết tật chưa bao giờ nhạt.

Cô Hiếu bảo mình đến với giáo dục đặc biệt bởi cái duyên. Ấy là cô khiêm tốn chứ có duyên thôi thì chưa đủ để níu giữ mà phải có tấm lòng nhân hậu, sẻ chia mới khó dứt ra được. Từng tham gia các khóa học về phương pháp tâm vận động của nước ngoài và là chuyên viên tâm vận động nhưng cô vẫn thấy kiến thức của mình là chưa đủ. Mỗi lần tiếp nhận ca bệnh mới, cô lại càng thấy vốn kiến thức về giáo dục đặc biệt của mình còn nhiều hạn chế và cần phải tìm tòi, học hỏi nhiều hơn nữa.

Mỗi ngày, niềm vui của cô Hiếu là được nhìn cảnh cha đưa con đến trung tâm, chơi đùa hay làm bất cứ điều gì có thể cho con dù con đường phía trước mù tịt, bế tắc. Niềm vui ấy là được nhìn thấy trẻ tự mình đi dù chỉ vài bước, trẻ chịu hợp tác… “Can thiệp sớm và trị liệu để trẻ hòa nhập là một hành trình đầy gian nan, thử thách mà bản thân chuyên viên, gia đình và trẻ phải nỗ lực không ngừng. Sự hợp tác từ cha mẹ, từ trẻ là động lực, là tinh thần để mình vượt qua khó khăn”, cô Hiếu chia sẻ.

Ngần ấy năm công tác, đã trực tiếp can thiệp và trị liệu cho rất nhiều trường hợp đến từ khắp mọi miền nhưng cô nhớ không sót trường hợp nào, từ hoàn cảnh, tình trạng bệnh, tính cách, sở thích… Cũng như bao người làm việc ở môi trường giáo dục đặc biệt, sau giờ làm việc ở trung tâm lại bận rộn với công việc tư vấn qua điện thoại cho phụ huynh về phương pháp trị liệu. “Dù gia đình khó khăn nhưng cha mẹ bằng mọi cách để con mình phát triển tốt hơn; nhìn cha mẹ khăn gói đưa con lên thành phố thuê nhà trọ để trị liệu mà xót. Qua điện thoại, mình có thể chia sẻ những kỹ năng, phương pháp cơ bản nhất, dễ hiểu nhất để phụ huynh áp dụng ngay cho con mình. Đây cũng là cơ hội để mình chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm có được, giúp giảm chi phí”, cô Hiếu nói.

Tìm thy nim vui

“Hình nh ngưi cha tn ty chăm sóc đa con bi não, quan sát cách anh ta làm bn, tương tác vi con mà ngưng m. Tng th tht, cơ mt ca con lt t nim vui, yêu đi đáp li s hy sinh, ngh lc phi thưng, hy vng t ngưi cha. Đó là mt hình nh đp hơn bt c hình nh nào mà tôi tng gp trong sut nhiu năm gn bó vi tr khuyết tt”, cô Lê Trung Chí Hiếu tâm s.

Cô Hiếu nhớ lại: Những ngày đầu tiếp cận ca quá khó, thật tình có chút lo lắng nhưng chưa bao giờ nản. Ca càng khó mình càng phải suy nghĩ tìm cách vượt qua như tìm đọc tài liệu chuyên môn, lắng nghe chia sẻ từ đồng nghiệp. Từ một đứa trẻ “chứng”, khó hợp tác…, nhưng vào các bài thực hành tâm vận động hay can thiệp sớm, trẻ thích và hợp tác với chuyên viên đã là thành công bước đầu. Làm được điều này không hề đơn giản bởi ca nào cũng có cái đặc biệt mà bản thân giáo viên không có quyền từ chối. “Tâm lý trẻ mỏng manh, dễ tổn thương, nhiều ca dù không nói được nhưng rất nhạy với biểu hiện cảm xúc của người lớn, vì vậy luôn luôn giữ bình tĩnh để không ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ. Xem trẻ như con, dành hết tình thương cho các em thôi chưa đủ mà bản thân phải kiên trì, chịu khó. Mục tiêu cuối cùng của công việc là đồng hành, hỗ trợ trẻ hòa nhập và để làm được điều này không chấp nhận thua cuộc. Bên cạnh kiến thức, sự nỗ lực và kiên trì của bản thân đóng vai trò quan trọng trong việc bình tĩnh, tìm giải pháp vận dụng phù hợp trên mỗi ca để giải quyết. Xác định làm việc ở môi trường này là không thể không gặp ca khó, mà thực tế khó là vì kinh nghiệm cũng như chuyên môn hạn chế”, cô Hiếu đúc kết.

Nếu có cơ hội thay đổi môi trường làm việc, cô quyết định thế nào?, tôi hỏi. Không chút đắn đo, cô trải lòng: Nếu thay đổi thì tôi đã không bắt đầu công việc ở đây. Đơn giản đây là công việc mình yêu thích, tìm thấy niềm vui.

Giáo dục khuyết tật của Việt Nam hiện có nhiều thay đổi tích cực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế để trẻ phát triển tốt hơn, đặc biệt là điều kiện tiếp cận với nội dung, phương pháp giáo dục, điều này thiệt thòi cho trẻ. “Trẻ được hưởng thụ nhiều hơn nếu giáo viên được học chuyên sâu, có đầy đủ các dịch vụ cung cấp, được đầu tư về cơ sở vật chất và hỗ trợ về mặt tinh thần. Thực tế có nhiều trẻ phát triển khá tốt, có nghề và tự tin hòa nhập với xã hội nhưng đầu ra vẫn còn nằm ở chuyên biệt vì không nơi nào nhận”, cô Hiếu đau đáu.

Với những kiến thức, kinh nghiệm và tình thương bao la với trẻ khuyết tật, cô Hiếu đã được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc trung tâm nhưng hàng ngày vẫn trực tiếp tham vấn, can thiệp sớm và trị liệu cho trẻ. Đấy không đơn giản chỉ là công việc mà còn là “đại sứ” tinh thần tiếp thêm nghị lực cho trẻ, cho phụ huynh và đồng nghiệp vượt qua thử thách.

Trn Tuy An

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)