Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Học trực tuyến kéo dài: Trường nghề lo mất người học…

Tạp Chí Giáo Dục

Các trưng TC-CĐ ngh rt nóng lòng đưc dy hc trc tiếp tr li sau thi gian dài dy hc trc tuyến đ gi chân ngưi hc. Tuy nhiên, hin ch có 5 trưng đáp ng đy đ yêu cu theo quy đnh phòng chng dch Covid-19 đưc đ xut thí đim dy hc trc tiếp.


 trưng ngh, hu hết các môn hc đu có 2/3 thi lưng là thc hành, vì vy hc trc tuyến không hiu qu

5 trưng đưc thí đim dy hc trc tiếp

Ông Đặng Minh Sự (Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết, căn cứ kế hoạch 3997 (ngày 30-11) của UBND TP về tổ chức học tập tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP và Quyết định 3584 (ngày 15-10) của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP cũng như kế hoạch của các trường, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đã tiến hành khảo sát và tham mưu, đề xuất TP cho thí điểm 5 trường đủ điều kiện dạy học trực tiếp. Theo đó, 5 trường được đề xuất thí điểm gồm: CĐ Lý Tự Trọng TP.HCM, CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, CĐ Đại Việt, CĐ Nghề TP.HCM và TC nghề Kỹ thuật – Công nghệ Hùng Vương. Cụ thể, các trường này được thí điểm dạy lý thuyết và thực hành từ ngày 13-12 cho học sinh, sinh viên (HS-SV) năm cuối để làm đồ án tốt nghiệp. Người tham gia dạy và học phải tiêm đủ 2 liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 không quá 6 tháng và thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn phòng chống bệnh theo hướng dẫn. Song song đó, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cũng đề nghị từ ngày 5 đến 12-12, các trường xây dựng kế hoạch cho HS-SV đi học trực tiếp, trong đó cần đáp ứng đầy đủ các nội dung được quy định tại quyết định số 3584/QĐ-BCĐ và báo cáo kế hoạch về sở để thẩm định, trình UBND TP xem xét, quyết định.

Ngoài ra, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM còn yêu cầu các trường thường xuyên cập nhật cấp độ dịch được UBND TP công bố để lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp. Cụ thể, trường ở địa bàn xác định dịch cấp độ 1 và cấp độ 2 hoạt động đào tạo trực tiếp nếu đảm bảo các quy định về an toàn phòng chống dịch và phải thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB&XH và Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP.HCM. Địa bàn được xác định dịch cấp độ 3 và cấp độ 4, các cơ sở đào tạo tiếp tục dạy học trực tuyến hoặc kết hợp dạy trực tuyến và trực tiếp tùy theo phương án cụ thể của nhà trường đã được UBND TP chấp thuận.

TS. Phạm Hữu Lộc (Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.HCM) cho biết, để chuẩn bị cho HS-SV đi học trực tiếp trở lại, nhà trường đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch rất rõ ràng, cụ thể theo quy định. Đồng thời quán triệt đến tập thể giáo viên, HS-SV thực hiện 5K, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động, linh hoạt và động viên người thân tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và sống an toàn.

Lo lng nhưng không nên vi

Hiện nay, lãnh đạo nhiều trường TC-CĐ nghề đều có chung lo lắng là thời gian học tập trực tuyến kéo dài, người học có tâm lý chán nản, dễ bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu tuyển sinh cũng như tỷ lệ tốt nghiệp. ThS. Đặng Văn Sáng (Hiệu trưởng Trường TC Bách khoa TP.HCM) cho biết, việc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đề xuất thí điểm 5 trường được dạy học trực tiếp từ ngày 13-12 là hợp lý với tình hình dịch bệnh hiện tại. Từ dạy thí điểm, có vấn đề gì sẽ điều chỉnh phù hợp hơn, chứ nếu mở cửa cho đi học trở lại mà không kiểm soát được dịch thì không nên. Tuy nhiên, theo ông Sáng, học nghề rất đặc thù, chỉ có một số môn như pháp luật, chính trị, thể chất thì có thể dạy trực tuyến, còn lại các môn khác rất khó vì chiếm đến 2/3 thời lượng là thực hành, có môn thời lượng thực hành lên đến 100%. Học nghề là học kỹ năng nhiều hơn, vì vậy dạy học trực tuyến sẽ không đạt hiệu quả, người học dễ chán mà bỏ học.

Tương tự, ông Trần Ngọc Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Thủ Đức) cũng bày tỏ lo ngại người học sẽ chán nản khi phải học trực tuyến kéo dài. Ông Cường cho biết nhà trường đã xây dựng phương án phòng chống dịch gửi Sở LĐ-TB&XH TP.HCM để trình UBND TP. Theo đó, nhà trường xây dựng phương án cho HS-SV được học trực tiếp để tốt nghiệp. Theo ông Cường, nếu áp theo Bộ tiêu chí phòng chống dịch thì nhà trường tạm đạt yêu cầu. Thời gian qua, HS-SV cũng đã tiêm vắc-xin, tuy nhiên chưa thể phủ gần hết vì một số ít còn vướng yếu tố dịch tễ cũng như đã về quê.

Trong khi đó, hiệu trưởng một trường TC tại TP.HCM chia sẻ, năm 2021, tỷ lệ tuyển sinh rất thấp, đến cuối tháng 11 chỉ đạt 60% so với cùng kỳ năm 2020. Tuyển sinh đã khó, giữ chân người học trong thời gian này càng khó hơn. “Lo thì trường nào cũng lo nhưng tất cả phải vì tình hình chung. Chủ trương không mở cửa trường học ồ ạt trong thời điểm dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp là phù hợp, chúng tôi luôn ủng hộ. Hơn nữa, thời điểm này cũng cận Tết Nguyên đán, hầu hết người học đã về quê trước hoặc sau thời điểm TP trở lại trạng thái “bình thường mới”. Nếu học trực tiếp vào thời điểm này, các em phải khăn gói lên TP rồi lại về quê đón Tết Nguyên đán thì bất tiện quá, nhất là thời điểm dịch còn phức tạp, việc đi và đến ở một số địa phương còn nhiều khó khăn. Do vậy, những trường đáp ứng đầy đủ các điều kiện có thể dạy học trực tiếp, còn lại kéo dài dạy học trực tuyến qua năm 2022 là hợp lý”, vị hiệu trưởng này nói.

Bài, ảnh: Trng Tri

Bình luận (0)