Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Vở diễn phải có khán giả mới thành công

Tạp Chí Giáo Dục

Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam vừa tổ chức trao giải thưởng sân khấu năm 2022; hơn 60 vở diễn đã đoạt giải thưởng xuất sắc, huy chương vàng, bạc tại các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật.

Nhìn vào kết quả này khán giả sẽ rất vui mừng vì sẽ được dịp thưởng thức nhiều vở diễn hay. Song đáng buồn là đa phần các vở diễn nhận giải này chỉ công diễn trong phạm vi liên hoan, sau đó là cất kho, vì nếu trình diễn sẽ không bán được vé.

Thực tế cho thấy nhiều năm nay, có 2 khuynh hướng sáng tác tồn tại, một bên làm vở dự thi để có giải thưởng; một bên làm vở để kinh doanh bán vé. Các vở diễn dự thi đoạt giải thưởng thường rất khó bán vé. Ngược lại các vở diễn vừa phải phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả vừa đảm bảo nguồn thu của gánh hát thì hiệu ứng phòng vé rất tích cực.

Bằng chứng vở hài kịch dân gian "12 bà mụ" vé không đủ để phân phối hoặc trước đó thương hiệu Sân khấu IDECAF đã tăng suất liên tục vở "Tấm Cám" và chương trình "Ngày xửa, ngày xưa" mà vẫn không tránh khỏi tình trạng khan hiếm vé. Sân khấu cải lương tuồng cổ Huỳnh Long, Sân khấu Chí Linh – Vân Hà… cũng bán được vé, dù hiện nay sân khấu nói chung, cải lương nói riêng đều gặp khó trong việc bán vé.

Vở diễn phải có khán giả mới thành công - Ảnh 1.

Một cảnh trong vở “Thượng thiên thánh mẫu” – đoạt HCV tại Liên hoan Quốc tế sân khấu thử nghiệm 2022. Ảnh: Thanh Hiệp

Lý giải điều này, NSND Trần Minh Ngọc cho rằng do đội ngũ sáng tác chưa tìm được sự đồng cảm của công chúng. "Khán giả chấp nhận bỏ tiền ra mua vé vì họ tìm được sự đồng cảm, hứng thú khi xem những vở diễn. Đời sống sân khấu chính là do khán giả tạo nên. Vở diễn thành công là phải có khán giả, phải chinh phục được khán giả" – NSND Trần Minh Ngọc nhấn mạnh.

NSƯT Ca Lê Hồng trăn trở: "Giải thưởng vở diễn thì nhiều, tác phẩm đoạt giải cất kho cũng không đếm xuể. Gần đây sàn diễn kịch, cải lương thiếu vắng những vở đề cập vấn đề nóng bỏng đang tác động nhiều mặt của xã hội. Vẫn có nhiều trại sáng tác nhưng vì sao vẫn khan hiếm nguồn kịch bản mới, hay? Xã hội ngày càng phát triển song vẫn chưa có một vở diễn chất lượng cao từ kịch bản, hình thức dàn dựng, âm nhạc, diễn xuất, mỹ thuật trang trí cho đến vận dụng công nghệ tiên tiến".

Các nhà chuyên môn đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó kiến nghị Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam khẩn trương xác nhận cơ chế đặc thù để nhà nước tài trợ thực hiện đề án bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ tác giả, đạo diễn sân khấu. Đồng thời, Liên hoan Sân khấu TP HCM mà Sở Văn hóa Thể thao TP HCM và Hội Sân khấu TP HCM tổ chức phải nói không với kịch bản cũ, hình thức dàn dựng đã lỗi thời.

Giải thưởng Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam năm 2023 cần khuyến khích tác phẩm đoạt giải có sự quảng bá thật sự, có tiềm năng bán được vé khi công diễn ra rạp. Có như vậy thì mới thật sự phát huy hiệu quả của cả quá trình lao động nghệ thuật, không trao giải theo kiểu mặt trận bấy lâu nay, rồi lại cất kho thì rất lãng phí.

Theo Thanh Hiệp/NLĐO

 

Bình luận (0)

Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Vở diễn phải có khán giả mới thành công

Tạp Chí Giáo Dục

Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam vừa tổ chức trao giải thưởng sân khấu năm 2022; hơn 60 vở diễn đã đoạt giải thưởng xuất sắc, huy chương vàng, bạc tại các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật.

Nhìn vào kết quả này khán giả sẽ rất vui mừng vì sẽ được dịp thưởng thức nhiều vở diễn hay. Song đáng buồn là đa phần các vở diễn nhận giải này chỉ công diễn trong phạm vi liên hoan, sau đó là cất kho, vì nếu trình diễn sẽ không bán được vé.

Thực tế cho thấy nhiều năm nay, có 2 khuynh hướng sáng tác tồn tại, một bên làm vở dự thi để có giải thưởng; một bên làm vở để kinh doanh bán vé. Các vở diễn dự thi đoạt giải thưởng thường rất khó bán vé. Ngược lại các vở diễn vừa phải phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả vừa đảm bảo nguồn thu của gánh hát thì hiệu ứng phòng vé rất tích cực.

Bằng chứng vở hài kịch dân gian "12 bà mụ" vé không đủ để phân phối hoặc trước đó thương hiệu Sân khấu IDECAF đã tăng suất liên tục vở "Tấm Cám" và chương trình "Ngày xửa, ngày xưa" mà vẫn không tránh khỏi tình trạng khan hiếm vé. Sân khấu cải lương tuồng cổ Huỳnh Long, Sân khấu Chí Linh – Vân Hà… cũng bán được vé, dù hiện nay sân khấu nói chung, cải lương nói riêng đều gặp khó trong việc bán vé.

Vở diễn phải có khán giả mới thành công - Ảnh 1.

Một cảnh trong vở “Thượng thiên thánh mẫu” – đoạt HCV tại Liên hoan Quốc tế sân khấu thử nghiệm 2022. Ảnh: Thanh Hiệp

Lý giải điều này, NSND Trần Minh Ngọc cho rằng do đội ngũ sáng tác chưa tìm được sự đồng cảm của công chúng. "Khán giả chấp nhận bỏ tiền ra mua vé vì họ tìm được sự đồng cảm, hứng thú khi xem những vở diễn. Đời sống sân khấu chính là do khán giả tạo nên. Vở diễn thành công là phải có khán giả, phải chinh phục được khán giả" – NSND Trần Minh Ngọc nhấn mạnh.

NSƯT Ca Lê Hồng trăn trở: "Giải thưởng vở diễn thì nhiều, tác phẩm đoạt giải cất kho cũng không đếm xuể. Gần đây sàn diễn kịch, cải lương thiếu vắng những vở đề cập vấn đề nóng bỏng đang tác động nhiều mặt của xã hội. Vẫn có nhiều trại sáng tác nhưng vì sao vẫn khan hiếm nguồn kịch bản mới, hay? Xã hội ngày càng phát triển song vẫn chưa có một vở diễn chất lượng cao từ kịch bản, hình thức dàn dựng, âm nhạc, diễn xuất, mỹ thuật trang trí cho đến vận dụng công nghệ tiên tiến".

Các nhà chuyên môn đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó kiến nghị Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam khẩn trương xác nhận cơ chế đặc thù để nhà nước tài trợ thực hiện đề án bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ tác giả, đạo diễn sân khấu. Đồng thời, Liên hoan Sân khấu TP HCM mà Sở Văn hóa Thể thao TP HCM và Hội Sân khấu TP HCM tổ chức phải nói không với kịch bản cũ, hình thức dàn dựng đã lỗi thời.

Giải thưởng Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam năm 2023 cần khuyến khích tác phẩm đoạt giải có sự quảng bá thật sự, có tiềm năng bán được vé khi công diễn ra rạp. Có như vậy thì mới thật sự phát huy hiệu quả của cả quá trình lao động nghệ thuật, không trao giải theo kiểu mặt trận bấy lâu nay, rồi lại cất kho thì rất lãng phí.

Theo Thanh Hiệp/NLĐO