Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Phát triển kinh tế xanh: Muộn còn hơn không

Tạp Chí Giáo Dục

Kinh tế xanh (KTX) là xu thế không th đo ngưc. Đây là thi đim cn tăng tc làm KTX đ có s phát trin bn vng. Theo các nhà qun lý, phát trin KTX phi trên cơ s s dng hiu qu, tiết kim ngun tài nguyên thiên nhiên, đm bo cân bng xã hi.


Ngưi tiêu dùng ngày càng ưa chung sn phm đm bo sc khe, bo v môi trưng

Nhiu doanh nghip “s” kinh tế xanh

Bà Phạm Chi Lan – chuyên gia kinh tế – cho biết, 10 năm trở lại đây các doanh nghiệp (DN) đã bắt đầu làm KTX, trong đó DN gạo cội chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao là những đơn vị tiên phong như Vinamilk, Vinamit, Vinacaphe…

“Tuy nhiên, dù chúng ta làm KTX nhưng vẫn chưa đủ”, bà Lan trăn trở.

Theo bà Lan, những năm qua, chúng ta mải mê chạy theo tăng trưởng, phát triển nhưng đôi khi không quan tâm ảnh hưởng đến môi trường, làm cho môi trường bị hủy hoại nhiều. Cái giá phải trả cho khôi phục môi trường hiện nay lớn hơn rất nhiều so với lợi ích chúng ta đã làm được. Do đó, bắt tay vào làm KTX bây giờ là trễ nhưng cũng chưa phải là quá trễ. KTX trở thành áp lực đối với các DN, tuy nhiên cũng trở thành động lực bởi tăng trưởng xanh có khả năng cạnh tranh ngày càng tốt hơn.

“Muốn tồn tại, cạnh tranh được trên thị trường bắt buộc phải xanh hóa. Chính phủ các nước, kể cả Việt Nam thời gian gần đây đã đưa ra nhiều chương trình, chính sách phát triển KTX. Đây thực sự đang trở thành quyết tâm lớn của cả nước và vấn đề chính của chúng ta hiện nay là phải có DN xanh, xã hội xanh, cùng nhau bắt tay làm mới có được nền KTX”, bà Lan nhấn mạnh.

Chia sẻ một số thách thức trong thực hiện KTX để phát triển bền vững, bà Lê Thu Hiền – Phó Giám đốc Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (USAID IPSC) – nhấn mạnh đến nhận thức, quy mô và khả năng tài chính của các DN. Cụ thể, trong quá trình triển khai đánh giá các DN nhỏ và đang phát triển là khách hàng của USAID IPSC cho thấy đa số DN chưa nhìn nhận phát triển bền vững là yếu tố thúc đẩy mang tính lợi ích kinh tế. Như vậy, DN sẽ rất khó để thay đổi nhận thức cũng như tạo ra được những hành động về thực hành các tiêu chuẩn phát triển bền vững.

Rào cản nữa đối với DN trong quá trình triển khai phát triển KTX, phát triển bền vững là chưa có các kiến thức, kỹ năng, thông tin để hiểu đúng, áp dụng đúng. Mặt khác, các DN có quy mô dưới 500 lao động toàn thời gian, có giới hạn về khả năng tài chính, nhất là những DN đang chật vật để tồn tại thì phát triển bền vững sẽ không được ưu tiên ngay.

Theo bà Hiền, một số DN tham gia USAID IPSC đã có ý thức triển khai phát triển bền vững. Tuy nhiên, từ việc có ý thức chuyển thành hành động vẫn còn là một quãng đường dài.

Tại Saigon Co.op, đơn vị này định hướng bán lẻ trong 5 đến 10 năm tới sẽ cải thiện hoàn toàn hệ thống hạ tầng để đi vào KTX, trong đó sẽ thay đổi từ xử lý nước thải, tiêu chuẩn hàng hóa, cung cấp các nguồn nguyên liệu… Ông Lê Trường Sơn – Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op – cho rằng, việc này sẽ khó khăn cho các DN nhỏ về năng lực cung cấp hàng hóa.

Phân tích kỹ hơn, ông Sơn cho biết, ngoài những quy định của Nhà nước, quốc tế về hàng hóa an toàn thì từ năm 2027, tiêu chuẩn các sản phẩm xanh sẽ là tiêu chuẩn cao nhất để quyết định hàng hóa có vào được Saigon Co.op hay không. Một trong những trăn trở của Saigon Co.op đó là muốn hỗ trợ DN nhỏ, tuy nhiên năng lực đưa hàng vào chuỗi bán lẻ hiện đại còn hạn chế. Trong khi đó, Saigon Co.op chỉ có thể làm việc với những DN cung cấp 5-10 tấn nguyên liệu, chứ không thể làm việc với các DN quy mô sản xuất khoảng vài trăm ký.

“Trước mắt, giai đoạn 2023-2025, Saigon Co.op xác định các vùng nguyên liệu ở khu vực miền Tây, miền Trung với nhóm sản phẩm chủ lực của các hợp tác xã và DN tập thể. Chúng tôi mong muốn chương trình có sự hỗ trợ đầu tư trọng điểm từ chính quyền để dài hơi hơn”, ông Sơn nói.

Làm kinh tế xanh hay là… “chết”

Theo các nhà quản lý, hiện nay khách hàng quốc tế yêu cầu đối với hàng xuất khẩu Việt Nam không chỉ giá rẻ, chất lượng tốt mà còn phải thân thiện môi trường. Trong nước, người tiêu dùng ngày càng thông thái, đang hướng đến tiêu dùng xanh, quan tâm đến những sản phẩm đảm bảo sức khỏe, bảo vệ môi trường.

Ông Võ Tân Thành – Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – cho biết, chính những yêu cầu của thị trường quốc tế và trong nước đòi hỏi phải phát triển KTX, phát triển bền vững. Đây là thời điểm cần tăng tốc KTX, tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh, phát triển bền vững.

Theo ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, đã là KTX thì sẽ có các tiêu chuẩn xanh. Không chỉ Việt Nam mà tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế cũng đã có chiến lược xây dựng các nhóm tiêu chuẩn để phục vụ cho 17 mục tiêu phát triển của Liên hiệp quốc. Trong đó, đa số phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững, sử dụng tối ưu nguyên nhiên vật liệu.

Một trong những điển hình của Việt Nam trong thời gian qua, đó là đã chủ động hỗ trợ các DN xây dựng một tiêu chuẩn mà từ trước đến nay chưa có, trên thế giới cũng rất ít – đó là tiêu chuẩn chi-to-san sử dụng các phụ phẩm trong ngành chế biến tôm để cho ra sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Mặt khác, hiện Việt Nam đã xây dựng được hạ tầng tiêu chuẩn cho cộng đồng DN. Hiện nước ta có gần 13.500 tiêu chuẩn quốc gia với tỷ lệ hài hòa tiêu chuẩn trên thế giới khoảng 65%. Hệ thống tiêu chuẩn này trải dài cho tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Gần 13.500 tiêu chuẩn cũng là nền tảng kỹ thuật để hỗ trợ cho các bộ ngành xây dựng khoảng 800 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với mục tiêu đảm bảo tính an toàn, sự công bằng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Từ thực tế này, ông Linh mong muốn nhận được sự tham gia tích cực của cộng đồng DN trong việc sáng tạo, chủ động xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam phục vụ cho chính lợi ích của cộng đồng DN trong nước; dần dần đưa một số tiêu chuẩn của Việt Nam thành tiêu chuẩn quốc tế, từ đó sử dụng nó làm vũ khí cạnh tranh của DN Việt Nam.

Tại TP.HCM, phát triển KTX được chính quyền TP quan tâm, nỗ lực thực hiện. Tuy nhiên, theo chia sẻ của ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP, ít nhiều vẫn còn lúng túng trong định hướng, xây dựng thể chế và chính sách để có hướng đi đúng, hợp lý nhất trong việc đồng hành với DN phát triển KTX.

KTX đang là nhiệm vụ rất cấp bách trước mắt phải hành động. Để sớm hoàn thiện những khung pháp lý, chính sách và sẵn sàng đồng hành cùng các DN, ông Mãi mong thời gian tới Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao, các chuyên gia cùng UBND TP, các sở ngành có sự hợp tác, kết nối nhiều hơn để chọn đúng trọng điểm, đúng thể chế nhằm phát triển KTX. Lãnh đạo TP luôn mong muốn làm việc với các cơ quan Trung ương, các hiệp hội DN vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt để đi đến thực hiện mục tiêu về một nền KTX.

Phú Cát

Bình luận (0)