Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

10 sự kiện giáo dục nổi bật năm 2022

Tạp Chí Giáo Dục

Bộ GD-ĐT đã điểm lại 10 sự kiện sự kiện giáo dục nổi bật của năm 2022. Trong đó, có việc mở cửa lại trường học sau đại dịch Covid-19; triển khai các gói hỗ trợ cho người dạy, người học chịu ảnh hưởng bởi đại dịch này; thực hiện nhiều quyết sách và giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên…


Thí sinh TP.HCM thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Sau đây là 10 sự kiện giáo dục nổi bật của năm:

1. Mở cửa trường học, đưa hoạt động giáo dục trở lại bình thường

Năm 2022, ngành giáo dục tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Trong bối cảnh khó khăn chung, ngành giáo dục vừa chống dịch vừa kiên quyết mở trường học và thực hiện các biện pháp an toàn trường học trên toàn bộ 63 tỉnh/thành phố.

Đến thời điểm tháng 4-2022, các hoạt động trong nhà trường đã được bình thường trở lại. Cùng với việc mở cửa trường học, ngành giáo dục cũng triển khai rất nhiều việc nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh; hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với chất lượng giáo dục.

2. Triển khai các gói hỗ trợ cho người dạy, người học chịu ảnh hưởng bởi Covid-19

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến nhiều mặt, nhiều hoạt động của cơ sở giáo dục, tác động đến đời sống của người dạy, người học, nhất là với hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập. Hàng trăm trường tư thục đã phải đóng cửa, hàng ngàn giáo viên phải nghỉ việc.

Để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ kịp thời đối với các cơ sở giáo dục, người dạy, người học, nhiều gói hỗ trợ đã được Chính phủ và ngành giáo dục triển khai như: Gói hỗ trợ tín dụng cho học sinh, sinh viên; gói hỗ trợ tín dụng cho vay lãi suất ưu đãi đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; hỗ trợ với mức từ 2,2 triệu hoặc 3,7 triệu đồng đối với giáo viên mầm non, tiểu học trường ngoài công lập khó khăn do Covid-19; gói hỗ trợ đầu tư triển khai chuyển đổi số…

Các chính sách hỗ trợ vẫn đang tiếp tục được triển khai hiệu quả. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 – 2030”.

3. Nhiều quyết sách khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên nghỉ việc

Không chỉ thiếu giáo viên, tình trạng giáo viên nghỉ việc do thu nhập, áp lực công việc và do nhiều cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non ngoài công lập phải đóng cửa cũng là vấn đề nổi cộm của 2022.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Chính trị đã duyệt giao cho ngành giáo dục hơn 65.000 chỉ tiêu biên chế giáo viên từ nay đến năm 2026, riêng năm 2022 chỉ tiêu biên chế là hơn 27.000 giáo viên. sở nội vụ của các địa phương đã bắt đầu công việc tuyển giáo viên.

Một trong các chính sách quan trọng đang được Chính phủ xem xét là tăng lương cho giáo viên. Đây sẽ là giải pháp ý nghĩa, hiệu quả giúp giáo viên yên tâm công tác. Giáo viên thiếu nhiều nhất và bỏ việc nhiều nhất là ở bậc mầm non, vì vậy, Bộ GD-ĐT đã đề xuất Chính phủ điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho giáo viên bậc mầm non.

4. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai sâu, rộng

Năm 2022 đánh dấu nửa chặng đường đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Năm học 2022-2023 chương trình mới đang được triển khai ở các lớp: 1, 2, 3, 6, 7 và 10.

Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT, qua đó cải thiện chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa. Với một số môn học mới, môn học bắt buộc được triển khai trong năm học, Bộ GD-ĐT đã có những hướng dẫn, chỉ đạo địa phương để chuẩn bị các điều kiện triển khai thực hiện. Năm 2022, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Bộ GD-ĐT đã tổ chức tham vấn ý kiến chuyên gia, từ đó điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông 2018 với sự bố trí phù hợp về thời lượng và tính chất đối với môn lịch sử.

5. Học sinh đoạt nhiều thành tích xuất sắc tại các kỳ Olympic và khoa học kỹ thuật quốc tế

Năm 2022, Bộ GD-ĐT cử 7 đoàn với 38 lượt học sinh giỏi Việt Nam tham gia Olympic quốc tế. Kết quả, 100% học sinh Việt Nam dự thi đều đoạt giải, gồm 13 huy chương vàng, 12 huy chương bạc, 8 huy chương đồng và 5 bằng khen (giải khuyến khích). Các đoàn Việt Nam tiếp tục nằm trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất.

6. Giáo dục Việt Nam gia tăng chỉ số xếp hạng quốc tế

Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được thế giới ghi nhận và đánh giá cao với nhiều thành tích xuất sắc của học sinh Việt Nam trên trường quốc tế. Giáo dục mũi nhọn của Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia trên toàn thế giới.

Chỉ số xếp hạng các ĐH của Việt Nam không ngừng gia tăng. Theo Tạp chí U.S News & World Report của Hoa Kỳ, Việt Nam có 5 trường ĐH nằm trong bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đào tạo ĐH tốt nhất toàn cầu.

7. Kỳ thi tốt nghiệp THPT được triển khai an toàn, chất lượng

Năm 2022, kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức trong cả nước với 2.243 điểm thi và 989.863 thí sinh. Đây là năm đầu tiên thí sinh đăng ký dự thi bằng hình thức trực tuyến. Việc tổ chức coi thi bảo đảm an toàn, nghiêm túc đáp ứng yêu cầu tổ chức thi gọn nhẹ, thiết thực. Tỷ lệ thí sinh đậu tốt nghiệp THPT năm 2022 là 98,5%.

8. Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực

Năm 2022 ghi nhận nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của ngành giáo dục. Trong 2 năm trước đó, sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số giáo dục diễn ra nhanh hơn, mạnh mẽ hơn. Bộ GD-ĐT đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thông tin chi tiết của tất cả các trường học từ mầm non đến phổ thông, đồng thời đã kết nối thành công cơ sở dữ liệu ngành giáo dục với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Qua đó đã kết nối, đồng bộ, xác thực mã căn cước công dân và chia sẻ dữ liệu của hơn 1,5 triệu giáo viên cùng gần 21 triệu hồ sơ học sinh.

Năm 2022, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT và công tác tuyển sinh ĐH được triển khai đồng bộ, triệt để. Hiện Bộ GD-ĐT đang triển khai kế hoạch cung cấp miễn phí phần mềm quản trị cơ sở giáo dục và xem xét xây dựng phần mềm dạy học trực tuyến dùng chung để cung cấp miễn phí tới các trường phổ thông. Bộ cũng sẽ sớm đưa vào triển khai chính thức cơ sở dữ liệu về giáo dục ĐH phục vụ quản lý điều hành.

9. Văn hóa học đường và an toàn trường học được quan tâm

Ngày 1-6-2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường. Hiện Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện để ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị số 08 của Thủ tướng Chính phủ, qua đó sẽ triển khai sâu rộng, hiệu quả văn hóa học đường, an toàn trường học trong các năm tới.

10. Bộ GD-ĐT chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN và tham gia Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về tái thiết giáo dục

Năm 2022, với vai trò là chủ tịch luân phiên của hợp tác giáo dục ASEAN nhiệm kỳ 2022-2023, Bộ GD-ĐT Việt Nam đã tổ chức thành công chuỗi Hội nghị Bộ trưởng, quan chức cấp cao Giáo dục ASEAN tại Hà Nội từ ngày 11 đến 14-10. Chuỗi hội nghị quan trọng này có chủ đề xuyên suốt “Nỗ lực chung nhằm tái định hình việc học và tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục khu vực ASEAN và hơn thế nữa trong bối cảnh mới”.

Thục Trân

Bình luận (0)

Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

10 sự kiện giáo dục nổi bật năm 2022

Tạp Chí Giáo Dục

Bộ GD-ĐT đã điểm lại 10 sự kiện sự kiện giáo dục nổi bật của năm 2022. Trong đó, có việc mở cửa lại trường học sau đại dịch Covid-19; triển khai các gói hỗ trợ cho người dạy, người học chịu ảnh hưởng bởi đại dịch này; thực hiện nhiều quyết sách và giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên…


Thí sinh TP.HCM thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Sau đây là 10 sự kiện giáo dục nổi bật của năm:

1. Mở cửa trường học, đưa hoạt động giáo dục trở lại bình thường

Năm 2022, ngành giáo dục tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Trong bối cảnh khó khăn chung, ngành giáo dục vừa chống dịch vừa kiên quyết mở trường học và thực hiện các biện pháp an toàn trường học trên toàn bộ 63 tỉnh/thành phố.

Đến thời điểm tháng 4-2022, các hoạt động trong nhà trường đã được bình thường trở lại. Cùng với việc mở cửa trường học, ngành giáo dục cũng triển khai rất nhiều việc nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh; hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với chất lượng giáo dục.

2. Triển khai các gói hỗ trợ cho người dạy, người học chịu ảnh hưởng bởi Covid-19

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến nhiều mặt, nhiều hoạt động của cơ sở giáo dục, tác động đến đời sống của người dạy, người học, nhất là với hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập. Hàng trăm trường tư thục đã phải đóng cửa, hàng ngàn giáo viên phải nghỉ việc.

Để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ kịp thời đối với các cơ sở giáo dục, người dạy, người học, nhiều gói hỗ trợ đã được Chính phủ và ngành giáo dục triển khai như: Gói hỗ trợ tín dụng cho học sinh, sinh viên; gói hỗ trợ tín dụng cho vay lãi suất ưu đãi đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; hỗ trợ với mức từ 2,2 triệu hoặc 3,7 triệu đồng đối với giáo viên mầm non, tiểu học trường ngoài công lập khó khăn do Covid-19; gói hỗ trợ đầu tư triển khai chuyển đổi số…

Các chính sách hỗ trợ vẫn đang tiếp tục được triển khai hiệu quả. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 – 2030”.

3. Nhiều quyết sách khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên nghỉ việc

Không chỉ thiếu giáo viên, tình trạng giáo viên nghỉ việc do thu nhập, áp lực công việc và do nhiều cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non ngoài công lập phải đóng cửa cũng là vấn đề nổi cộm của 2022.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Chính trị đã duyệt giao cho ngành giáo dục hơn 65.000 chỉ tiêu biên chế giáo viên từ nay đến năm 2026, riêng năm 2022 chỉ tiêu biên chế là hơn 27.000 giáo viên. sở nội vụ của các địa phương đã bắt đầu công việc tuyển giáo viên.

Một trong các chính sách quan trọng đang được Chính phủ xem xét là tăng lương cho giáo viên. Đây sẽ là giải pháp ý nghĩa, hiệu quả giúp giáo viên yên tâm công tác. Giáo viên thiếu nhiều nhất và bỏ việc nhiều nhất là ở bậc mầm non, vì vậy, Bộ GD-ĐT đã đề xuất Chính phủ điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho giáo viên bậc mầm non.

4. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai sâu, rộng

Năm 2022 đánh dấu nửa chặng đường đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Năm học 2022-2023 chương trình mới đang được triển khai ở các lớp: 1, 2, 3, 6, 7 và 10.

Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT, qua đó cải thiện chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa. Với một số môn học mới, môn học bắt buộc được triển khai trong năm học, Bộ GD-ĐT đã có những hướng dẫn, chỉ đạo địa phương để chuẩn bị các điều kiện triển khai thực hiện. Năm 2022, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Bộ GD-ĐT đã tổ chức tham vấn ý kiến chuyên gia, từ đó điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông 2018 với sự bố trí phù hợp về thời lượng và tính chất đối với môn lịch sử.

5. Học sinh đoạt nhiều thành tích xuất sắc tại các kỳ Olympic và khoa học kỹ thuật quốc tế

Năm 2022, Bộ GD-ĐT cử 7 đoàn với 38 lượt học sinh giỏi Việt Nam tham gia Olympic quốc tế. Kết quả, 100% học sinh Việt Nam dự thi đều đoạt giải, gồm 13 huy chương vàng, 12 huy chương bạc, 8 huy chương đồng và 5 bằng khen (giải khuyến khích). Các đoàn Việt Nam tiếp tục nằm trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất.

6. Giáo dục Việt Nam gia tăng chỉ số xếp hạng quốc tế

Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được thế giới ghi nhận và đánh giá cao với nhiều thành tích xuất sắc của học sinh Việt Nam trên trường quốc tế. Giáo dục mũi nhọn của Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia trên toàn thế giới.

Chỉ số xếp hạng các ĐH của Việt Nam không ngừng gia tăng. Theo Tạp chí U.S News & World Report của Hoa Kỳ, Việt Nam có 5 trường ĐH nằm trong bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đào tạo ĐH tốt nhất toàn cầu.

7. Kỳ thi tốt nghiệp THPT được triển khai an toàn, chất lượng

Năm 2022, kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức trong cả nước với 2.243 điểm thi và 989.863 thí sinh. Đây là năm đầu tiên thí sinh đăng ký dự thi bằng hình thức trực tuyến. Việc tổ chức coi thi bảo đảm an toàn, nghiêm túc đáp ứng yêu cầu tổ chức thi gọn nhẹ, thiết thực. Tỷ lệ thí sinh đậu tốt nghiệp THPT năm 2022 là 98,5%.

8. Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực

Năm 2022 ghi nhận nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của ngành giáo dục. Trong 2 năm trước đó, sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số giáo dục diễn ra nhanh hơn, mạnh mẽ hơn. Bộ GD-ĐT đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thông tin chi tiết của tất cả các trường học từ mầm non đến phổ thông, đồng thời đã kết nối thành công cơ sở dữ liệu ngành giáo dục với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Qua đó đã kết nối, đồng bộ, xác thực mã căn cước công dân và chia sẻ dữ liệu của hơn 1,5 triệu giáo viên cùng gần 21 triệu hồ sơ học sinh.

Năm 2022, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT và công tác tuyển sinh ĐH được triển khai đồng bộ, triệt để. Hiện Bộ GD-ĐT đang triển khai kế hoạch cung cấp miễn phí phần mềm quản trị cơ sở giáo dục và xem xét xây dựng phần mềm dạy học trực tuyến dùng chung để cung cấp miễn phí tới các trường phổ thông. Bộ cũng sẽ sớm đưa vào triển khai chính thức cơ sở dữ liệu về giáo dục ĐH phục vụ quản lý điều hành.

9. Văn hóa học đường và an toàn trường học được quan tâm

Ngày 1-6-2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường. Hiện Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện để ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị số 08 của Thủ tướng Chính phủ, qua đó sẽ triển khai sâu rộng, hiệu quả văn hóa học đường, an toàn trường học trong các năm tới.

10. Bộ GD-ĐT chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN và tham gia Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về tái thiết giáo dục

Năm 2022, với vai trò là chủ tịch luân phiên của hợp tác giáo dục ASEAN nhiệm kỳ 2022-2023, Bộ GD-ĐT Việt Nam đã tổ chức thành công chuỗi Hội nghị Bộ trưởng, quan chức cấp cao Giáo dục ASEAN tại Hà Nội từ ngày 11 đến 14-10. Chuỗi hội nghị quan trọng này có chủ đề xuyên suốt “Nỗ lực chung nhằm tái định hình việc học và tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục khu vực ASEAN và hơn thế nữa trong bối cảnh mới”.

Thục Trân