Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Các nhà làm phim Hàn Quốc đã “tỉnh giấc”

Tạp Chí Giáo Dục

Các nhà làm phim xứ kim chi đã bừng tỉnh giấc sau nhiều lần ngậm đắng nuốt cay vì không được hưởng thêm bất cứ quyền lợi gì, từ loạt tác phẩm gây tiếng vang như “Squid Game”, “Kingdom”…

Sự thành công của loạt phim Squid Game, Kingdom, Hẹn hò chốn công sở, Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo… một lần nữa chứng minh cho khả năng sáng tạo vô tận của các nhà sản xuất xứ Hàn.

Tất cả các “gã khổng lồ” phát trực tuyến hàng đầu thế giới như Netflix, Disney+ và Apple TV+ đều không ngần ngại vung tiền để sở hữu nội dung phim Hàn và cung cấp cho người đăng ký. Không thể phủ nhận lượng người xem khổng lồ của các nền tảng đã giúp ngành phim ảnh xứ kim chi phủ sóng toàn cầu, nhưng nó cũng đặt ra nhiều vấn đề, nhất là về IP (sở hữu trí tuệ).

Phim Kingdom thành công lớn nhưng các nhà sản xuất Hàn Quốc không được hưởng lợi nhuận do Netfl ix nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ

Phim Kingdom thành công lớn nhưng các nhà sản xuất Hàn Quốc không được hưởng lợi nhuận do Netfl ix nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ

Squid Game gây sốt toàn cầu, mang về lợi nhuận khủng gần 900 triệu USD cho Netflix, nhưng các nhà sản xuất xứ Hàn bao gồm cả đạo diễn Hwang Dong Hyuk và các diễn viên không được hưởng thêm bất cứ khoản tiền nào.

“Các nhà sản xuất Hàn Quốc phải nỗ lực hơn nữa để đòi quyền lợi cho các tác phẩm sáng tạo của họ. Sự nổi tiếng ngày càng tăng của các đơn vị sản xuất và diễn viên Hàn Quốc sẽ giúp ích” – nhà phê bình văn hóa Gong Hee-Jeong nói. Và thực tế đã chứng minh nhận định này đúng, đặc biệt là khi nội dung gốc Hàn Quốc đã thâm nhập sâu vào dòng chảy phim ảnh thế giới. Công ty Astory đã tiên phong khi toàn bộ quyền sở hữu trí tuệ bộ phim ăn khách Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo vẫn thuộc về Astory dù chiếu trên Netflix.

“Netflix đề xuất sản xuất cho họ nhưng chúng tôi đã từ chối, thay vào đó là bán bản quyền phát sóng ở nước ngoài cho họ. Sau đó, chúng tôi tiếp cận một kênh truyền hình địa phương muốn có bản quyền phát sóng trong nước” – Lee Sang-baek – Giám đốc điều hành của Astory – cho biết. Đây được đánh giá là sự lựa chọn khôn ngoan của Astory, bởi sau khi tác phẩm gây sốt, nhờ giữ toàn bộ quyền sao chép, phân phối và chuyển thể câu chuyện gốc, hãng phim thu về nguồn lợi ổn định.

“Chúng tôi đã bán webtoon (truyện tranh kỹ thuật số) được chuyển thể từ phim cho năm quốc gia, và chúng tôi đang đàm phán với một công ty khác của Mỹ. Chúng tôi còn đang phát triển ba phiên bản nhạc kịch chuyển thể” – Lee Sang-baek nói thêm.

Nữ công tố viên kỳ lạ Woo Young Woo gây tiếng vang nhờ nội dung độc đáo và chứa đựng nhiều thông điệp tích cực.

Nữ công tố viên kỳ lạ Woo Young Woo gây tiếng vang nhờ nội dung độc đáo và chứa đựng nhiều thông điệp tích cực.

Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phim ảnh xứ kim chi nhận định, việc không dựa vào nguồn vốn của Netflix không chỉ giúp các hãng phim trong nước có được quyền sở hữu trí tuệ nội dung mình sản xuất, mà đó còn là cách giúp họ giữ được sự ổn định về mặt tài chính. Lee Sang-baek chỉ rõ tầm quan trọng của IP và sai lầm mà công ty ông từng phạm phải: “Chúng tôi đã làm Kingdom, nhưng thật đáng tiếc là chúng tôi không có IP nên không được hưởng bất kỳ lợi nhuận nào. IP giúp các hãng phim kiếm được doanh thu bền vững, và tiếp tục phát triển các dự án khác”.

Trước khi các nền tảng trực tuyến xâm nhập vào Hàn Quốc và yêu cầu dành toàn bộ quyền sở hữu trí tuệ các tác phẩm họ đầu tư, các đài truyền hình danh tiếng như KBS, SBS và MBC đã từng khai thác rất tốt quyền lợi từ việc bán bản quyền. Bộ phim Hậu trường giải trí (The Producers) đã mang về 7,5 triệu USD nhờ giá trị các hợp đồng quảng cáo, tài trợ và bán bản quyền, hay chỉ riêng tiền bán bản quyền Hậu duệ mặt trời cũng giúp KBS thu về hàng chục triệu USD.

Sau thành công của Astory, các hãng sản xuất phim lớn tại Hàn Quốc như Studio Dragon, CJ E&M Pictures… cũng đang cẩn trọng hơn khi hợp tác với các “gã khổng lồ” trực tuyến và tự kêu gọi vốn đầu tư các bộ phim họ sản xuất.

Theo Chung Thu Hương/PNO

 

Bình luận (0)